MỤC LỤC BÀI VIẾT
- Các triệu chứng của hăm tã ở trẻ sơ sinh - Dấu hiệu nhận biết bé bị hăm tã nặng
- Nguyên nhân bé bị hăm tã nặng
- Các mức độ hăm tã ở trẻ sơ sinh
- Những cách phòng ngừa hăm tã ở trẻ sơ sinh
- Các cách trị hăm tã cho bé cực đơn giản, nhanh khỏi, an toàn
- Mẹo dân gian trị hăm tã cho bé tại nhà
- Một số câu hỏi thường gặp khi bé bị hăm tã nặng
Hăm tã là tình trạng bị viêm da ở vùng da mà trẻ sơ sinh mặc tã, do bé không được thay tã thường xuyên. Khi tã bị ướt cọ xát da nhiều lần làm phát ban đỏ tại vùng da đóng bỉm. Tình trạng này khiến trẻ cảm thấy khó chịu, thường xuyên quấy khóc, nặng hơn có thể là nhiễm nấm. Để tìm hiểu về biểu hiện bé bị hăm tã nặng, nguyên nhân do đâu và cách xử trí hiệu quả, cùng Huggies tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
>> Tham khảo thêm: Cách Chọn Bỉm Mùa Hè Cho Bé Thoáng Mát, Không Bị Hăm Tã
Các triệu chứng của hăm tã ở trẻ sơ sinh - Dấu hiệu nhận biết bé bị hăm tã nặng
Bé bị hăm tã nặng sẽ có những triệu chứng rõ rệt dễ nhận thấy, mẹ hãy chú ý một chút ở các biểu hiện của bé như:
- Bé bị đỏ da vùng quấn tã như hậu môn hoặc xung quanh bộ phận sinh dục, có thể kèm theo mùi khai.
- Các vết đỏ qua ngày có thể sẽ lan dần đến phần bẹn và mông đùi.
- Từ các vết đỏ nhỏ, nhạt màu chuyển dần thành màu đỏ tươi. Sau đó chúng ó thể chuyển thành loét đỏ, chảy nước, chảy máu thậm chí là dẫn tới nhiễm khuẩn.
- Bé kén ăn, mất ngủ hoặc quấy khóc thường xuyên vì bị đau ở vùng da bị tổn thương.
- Các triệu chứng hăm tã lúc ban đầu khá vô hại nhưng nếu không được điều trị dứt điểm có thể gây nên những bệnh cơ hội khác như nhiễm nấm và nhiễm trùng da ở trẻ sơ sinh.
>> Tham khảo thêm: Tã cho bé là gì? Tổng hợp các loại tã bỉm phù hợp cho bé hiện nay
Trẻ bị hăm tã có triệu chứng đỏ da, kén ăn, mất ngủ hoặc quấy khóc (Nguồn: sưu tầm)
Nguyên nhân bé bị hăm tã nặng
Trẻ bị hăm tã là do nhiều nguyên nhân gây nên. Trong đó, mẹ cần biết các nguyên nhân phổ biến sau:
- Do bé có làn da nhạy cảm: Làn da bé sơ sinh chỉ mỏng bằng 1/2 so với da người lớn nhưng lại có độ nhạy cảm lên đến 5 lần. Da bé sơ sinh được chia làm 4 loại: da thường, da khô, da nhạy cảm và chàm thể tạng. Nếu da bé thuộc loại da nhạy cảm hoặc chàm thể tạng, thì bé cực kỳ dễ bị kích ứng bởi các yếu tố môi trường bên ngoài và có thể sẽ dễ bị hăm tã hơn.
- Do dị ứng: Da bé có thể bị kích ứng với các thành phần của tã hoặc khăn ướt vệ sinh chứa nhiều hóa chất tạo mùi, dung dịch thấm hút, v.v...
- Do da bé bị cọ xát: Khi lựa chọn quần áo, tã hay khăn cho bé, mẹ có thể có cảm giác êm mềm. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh có làn da rất mỏng nên một số bề mặt tã đối với da bé là cực kỳ thô ráp, mẹ lưu ý nhé.
- Do nhiễm trùng, nhiễm nấm: Với tã vải, mẹ không giặt sạch hoặc sử dụng một số loại tã dán dùng một lần không trang bị khả năng thấm hút tốt. Điều này sẽ tạo điều kiện cho những vi khuẩn có trong nước tiểu hay phân của bé đọng lại. Các vi khuẩn này có thể sẽ gây hại cho da nếu da bé bị ẩm ướt một thời gian dài.
- Do sử dụng quần lót bằng nhựa: Sản phẩm này có thể giữ cho quần áo bé sạch và khô nhưng lại không thông thoáng và làm da của bé bị bí, dẫn đến hăm tã.
>> Tham khảo thêm: Cách Chọn Bỉm Dành Cho Bé Trai Đơn Giản Mẹ Nên Biết
Trẻ bị hăm tã do nhạy cảm, dị ứng, cọ xát, nhiễm trùng (Nguồn: Sưu tầm)
Các mức độ hăm tã ở trẻ sơ sinh có thể mẹ chưa biết
- Hăm tã cấp độ 1 (nhẹ): Bé chỉ bị lác đác ban đỏ ở một vài vị trí nhỏ như hậu môn hoặc xung quanh bộ phận sinh dục. Lúc này, bé không có biểu hiện khó chịu hay đau đớn.
- Hăm tã cấp độ 2: Vùng da ửng đỏ, bị ban đỏ xuất hiện nhiều hơn, và nằm rải rác các khu vực bên dưới cơ thể.
- Hăm tã cấp độ 3 (mức độ trung bình): Là khi các vết mẩn đỏ lan rộng ra những vị trí khác trên cơ thể như mông, bẹn khiến bé đau rát và kèm khó chịu.
- Hăm tã cấp độ 4: Các vết hăm ngày càng rõ rệt, xuất hiện thêm những nốt sần, da trẻ sơ sinh bị sưng đỏ, có cả mụn mủ.
- Hăm tã cấp độ 5 (nghiêm trọng): Trường hợp này các vết mẩn đỏ lan ra diện rộng sẽ kèm phỏng nước, loét da. Bé bị hăm tã nặng sẽ có biểu hiện mệt mỏi, nặng hơn là nhiễm trùng, sốt li bì.
>> Tham khảo: Cách thay tã cho trẻ sơ sinh theo giới tính
Mức độ hăm tã căn cứ vào biểu hiện và các triệu chứng toàn thân của trẻ (Nguồn: sưu tầm)
Những cách phòng ngừa hăm tã ở trẻ sơ sinh
- Thay bỉm thường xuyên cho bé và thi thoảng nếu có thể, mẹ không mang bỉm cho da bé được thoáng mát.
- Không rửa ráy quá nhiều lần: Mẹ chỉ cần rửa nhẹ nhàng với nước ấm và thấm nhẹ bằng khăn tắm khô. Khi da đã bị hăm, mẹ chỉ dùng bình nước phun rửa nhẹ hoặc có dùng thêm dầu khoáng khi lau rửa. Nếu mẹ dùng kem chống hăm thì nên lau sạch lớp cũ rồi mới bôi lớp mới.
- Hạn chế dùng giấy ướt khi trẻ đang bị hăm tã. Mẹ có thể chỉ dùng giấy ướt cho bé khi không ở nhà hoặc đang vội không lau rửa được.
>> Có thể bạn quan tâm: Tuyệt chiêu chọn tã bỉm cho bé không bị hăm
>> Bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh còn lưu ý thêm:
“ Ngoài dịch tiết cơ thể như phân nước tiểu, các mẹ lưu ý mồ hôi cũng có thể làm trẻ bị hăm tã. Những bé hơi tròn trĩnh 1 chút rất dễ đổ nhiều mồ hôi, do đó cần thường xuyên chú ý không ủ hay quấn bé sơ sinh quá kỹ sẽ làm trẻ nóng, tăng tiết mồ hôi nhé.”
Cách đơn giản tránh hăm tã ở bé (Nguồn: Sưu tầm)
Các cách trị hăm tã cho bé cực đơn giản, nhanh khỏi, an toàn
Hướng dẫn mẹ cách trị hăm tã ở trẻ sơ sinh đúng cách:
- Phải vệ sinh ở vùng kín, hậu môn cho bé sạch sẽ ngay sau mỗi lần bé vệ sinh xong bằng cách rửa với nước sạch, còn ấm, lau thật khô, không được để ướt rồi mới thay tã.
- Giữ cho da bé khô thoáng bằng cách thay tã thường xuyên.
- Sử dụng tã dán lọt lòng Huggies Bọc Kén Con Tằm 360 với lớp đệm siêu mềm mại như bọc kén ôm trọn vùng lưng và bụng bé. Cùng với bề mặt và tai dán êm mềm giúp nâng niu, bảo vệ toàn diện làn da mỏng manh và nhạy cảm của bé. Đồng thời, tã có khả năng thấm hút tốt và giữ cho da bé khô thoáng gấp 10 lần.
- Sử dụng khăn ướt em bé với độ pH trung tính, không chứa cồn hay xà phòng nên không gây dị ứng và giúp ngừa hăm tã một cách tự nhiên. Không sử dụng khăn lau chứa cồn để lau cho bé.
- Mẹ không nên sử dụng tã quá nhỏ so với sự phát triển của bé mà nên tăng size tã cho bé. Tã nhỏ có thể làm da bé cọ xát, kích ứng, gây nổi mẩn đỏ.
- Tránh để nước tiểu dây vào vùng da bé đang bị hăm tã.
- Thỉnh thoảng để bé không mang tã lót cho da bé thông thoáng khi tiếp xúc với không khí. Mẹ cũng có thể cho trẻ nằm khỏa thân trên một chiếc khăn dày ở nơi có bóng râm.
- Nếu hăm tã không có dấu hiệu giảm sau vài ngày hoặc thậm chí tệ hơn hay lan đến bụng của bé, hãy ngay lập tức đến gặp bác sĩ.
Giải pháp ngăn ngừa hăm tã hiệu quả với Tã quần Huggies Tràm Trà tự nhiên
Nhận thấy tinh dầu Tràm Trà được các Mẹ khuyên dùng để chăm sóc bé yêu, Huggies đã tạo ra dòng sản phẩm mới là Tã quần Huggies Tràm Trà Tự Nhiên - với tinh chất được bổ sung trên bề mặt tã, giúp mang lại cho bé cảm giác dịu da.
Không chỉ vậy, tã còn được áp dụng Công Nghệ Bong Bóng 3D, giúp thấm hút tức thì, khóa chặt chất lỏng sâu bên trong, ngăn thấm ngược 99.9% nên bề mặt tã luôn khô thoáng. Thiết kế tã quần với hệ thun 4 Tác động, co giãn theo 4 vùng bụng - hông - mông - đùi giúp trẻ hoạt động vui chơi phấn khởi suốt ngày dài. Bạn có thể tìm mua sản phẩm TẠI ĐÂY.
Mẹo dân gian trị hăm tã cho bé tại nhà
6.1. Trị hăm cho trẻ sơ sinh bằng lá trầu không
Sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên như lá trầu không là cách trị hăm cho bé khá an toàn. Các mẹ có thể áp dụng để chữa hăm háng, hăm cổ, hăm nách cho bé. Hướng dẫn cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh bằng lá trầu không:
- Mẹ chuẩn bị 3 - 4 lá trầu không tươi.
- Rửa sạch lá sau đó đun sôi và để nguội.
- Dùng khăn bông, nhẹ nhàng thấm nước lá trầu không để nguội lên vùng bị hăm da của bé như: hậu môn, cổ, nách, háng,...
Mẹ có thể áp dụng cách này với tần suất một ngày 3 lần. Chưa đến 1 tuần, chỗ hăm da của bé sẽ biến mất.
>> Tham khảo thêm: Trẻ Mấy Tháng Mặc Được Bỉm Quần? Mặc Bỉm Quần Sớm Có Sao Không?
Trị hăm cho trẻ sơ sinh bằng lá trầu không (Nguồn: sưu tầm)
6.2. Chữa hăm tã cho bé bằng lá khế
Lá khế cũng là một nguyên liệu tự nhiên có hiệu quả trị hăm da ở trẻ sơ sinh cực hiệu quả. Mẹ hãy thực hiện với các bước sau để chữa hăm cho trẻ sơ sinh bằng lá khế:
- Chuẩn bị một nắm lá khế đã rửa sạch sau đó đem giã nhỏ thêm chút muối.
- Bỏ lá khế đã giã vào nước đem đun sôi, để nguội và chắt lấy phần nước.
- Cuối cùng, mẹ tiến hành thấm khăn tắm vào nước đã chắt, vắt khô rồi chấm nhẹ vào vùng da bị hăm của bé.
6.3. Chữa hăm tã cho bé bằng lá chè xanh
Với cách này, mẹ chỉ cần đun nước lá chè xanh tắm cho bé hàng ngày. Lưu ý, sau khi tắm bằng lá chè xanh thì mẹ nên tắm lại một lượt cho bé bằng nước sạch. Tắm như vậy sau vài ngày, các vết hăm trên cổ, nách, bẹn... của trẻ sẽ biến mất.
>> Có thể bạn quan tâm:10 điều mẹ cần lưu ý khi tắm cho bé
6.4. Cách trị hăm tã cho trẻ bằng dầu dừa
Dầu dừa là nguyên liệu lành tính có tác dụng kháng viêm, xoa dịu tình trạng kích ứng da ở trẻ nhỏ. Do đó, sử dụng dầu dừa để trị hăm cho bé là cách được nhiều chuyên gia y tế khuyên dùng.
- Đầu tiên, mẹ hãy rửa sạch sẽ vùng da bị hăm của bé rồi lau thật khô.
- Sau đó, mẹ lấy dầu dừa xoa trực tiếp lên vùng da bị hăm.
- Massage nhẹ nhàng để dầu dừa dễ thẩm thấu vào da trẻ.
- Sau khi thoa dầu dừa xong thì mẹ hãy để cho nó thật khô rồi mới mặc quần áo vào cho bé.
Mẹ thực hiện xoa dầu dừa với tần suất là từ 1-2 lần/ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
>> Tham khảo thêm: Bật mí cách chọn tã dán cho trẻ sinh non, nhẹ cân dưới 3kg
6.5. Sử dụng sữa mẹ để trị hăm tã ở bé
Trong sữa mẹ chứa nhiều kháng sinh tự nhiên có khả năng diệt khuẩn và làm dịu vùng da bị hăm. Vì vậy, mẹ có thể sử dụng để trị hăm đỏ hậu môn, bộ phận sinh dục ở trẻ sơ sinh.
Mẹ nhỏ vài giọt sữa lên bộ phận sinh dục, hậu môn bị hăm và để thật khô rồi cho trẻ mặc quần áo vào. Mẹ cũng đừng quên thay tã định kỳ 3 tiếng một lần để tránh sự ẩm ướt khiến tình trạng hăm tã ngày càng nặng nhé.
6.6. Sử dụng giấm để điều trị hăm tã ở trẻ sơ sinh
Trong giấm có thành phần axit sẽ làm cân bằng lại nồng độ kiềm của nước tiểu - nguyên nhân gián tiếp gây hăm tã ở trẻ. Mẹ cho 1/2 chén giấm vào nửa chậu nước và ngâm tã vải của con. Hoặc mẹ có thể pha loãng 1 thìa cà phê giấm vào nước và lau nhẹ lên da bé khi thay tã.
6.7. Chữa hăm ở trẻ sơ sinh bằng bột yến mạch
Yến mạch là nguyên liệu chứa protein giúp bảo vệ hàng rào tự nhiên của da và làm sạch các bụi bẩn trên da bé. Ngoài ra, trong yến mạch còn có các thành phần dưỡng ẩm giúp làm giảm cảm giác đau rát khi bé bị hăm.
Mẹ cho một muỗng canh yến mạch nguyên chất vào chậu nước ấm và cho bé ngâm trong 10 - 15 phút rồi tắm cho bé. Trường hợp bé bị hăm nặng, mẹ có thể cho bé tắm nước yến mạch 2 lần/ngày.
6.8. Trị hăm tã ở trẻ bằng lô hội
Lô hội cũng là một thành phần nguyên liệu thiên nhiên vô cùng dịu nhẹ được nhiều bà mẹ chọn lựa để trị hăm cho trẻ sơ sinh. Lô hội chứa nhiều thành phần kháng viêm và vitamin E giúp chữa hăm tã hiệu quả và nhanh chóng. Ngoài ra, tính mát của lô hội sẽ giúp bé dễ chịu, giảm đau rát.
Cách để mẹ trị hăm tã là dùng một lát lô hội bôi lên vùng da ở trẻ hay là trẻ sơ sinh khi mặc tã bị viêm đỏ và sưng: cổ, nách, háng... Mẹ để da bị kích ứng tã khô tự nhiên, sau đó mặc quần áo và tã vào cho bé. Lưu ý, mẹ nên mua loại lô hội trồng tự nhiên và không có thuốc trừ sâu để không làm da trẻ bị dị ứng.>> Tham khảo thêm: Mách Mẹ 5 Tiêu Chí Chọn Tã, Bỉm Cho Trẻ Sơ Sinh Dưới 1 Tháng Tuổi
Trị hăm tã ở trẻ bằng lô hội (Nguồn: sưu tầm)
6.9. Cách trị hăm ở trẻ bằng tinh dầu tràm
Tinh dầu tràm nổi tiếng về tính kháng khuẩn được dùng trong điều trị mụn nhọt và cả trị hăm đỏ. Mẹ chỉ cần pha 3 giọt tinh dầu tràm với dầu dưỡng da của trẻ sơ sinh rồi thoa lên vùng da bé bị hăm. Chỉ sau vài ngày làn da bị hăm của bé sẽ được cải thiện rõ rệt và hết hoàn toàn sau 1 tuần.
Một số câu hỏi thường gặp khi bé bị hăm tã nặng
7.1. Hăm tã ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Hăm tã không nguy hiểm lúc ban đầu nhưng nếu không được điều trị dứt điểm có thể gây nên những bệnh khác như nhiễm nấm và nhiễm trùng cho trẻ sơ sinh.
Nhiễm nấm là tình trạng xảy ra với những trẻ sử dụng kháng sinh bởi vì kháng sinh sẽ giết chết những vi khuẩn kiểm soát, ngăn ngừa sự phát triển của nấm. Nấm ban đầu chỉ là một đốm nhỏ đỏ sau lan rộng dày đặc trên cả một vùng da của bé.
Còn nhiễm trùng thì thường kéo theo những cơn sốt kèm theo mụn mủ và chảy nước vàng vùng bị nhiễm trùng.
Hăm tã là hiện tượng phổ biến và không nguy hiểm lúc ban đầu (nguồn: sưu tầm)
7.2. Có nên mặc bỉm cho bé bị hăm tã không?
Khi trẻ bị hăm tã, phụ huynh không nên mặc bỉm cho bé vì da bé lúc này cần sự thông thoáng. Đồng thời, việc này còn có thể hạn chế sự tiếp xúc của vùng da bị tổn thương và không làm cho vị trí bị hăm tã trở nên sưng đỏ hơn.
Với trường hợp bắt buộc phải sử dụng bỉm, mẹ cần theo dõi thường xuyên tình trạng của bé. Mẹ cũng nên chú ý lựa chọn các loại bỉm chất lượng, kích thước vừa vặn và thay bỉm thường xuyên cho bé.
7.3. Trong thời gian bao lâu thì bé khỏi hăm tã?
Tùy thuộc vào mức độ hăm tã và cơ địa của bé mà thời gian khỏi bệnh sẽ khác nhau. Nếu phát hiện sớm và có phương pháp chăm sóc đúng cách, thời gian khỏi bệnh có thể nằm trong khoảng 3-5 ngày mà không cần sử dụng thuốc điều trị. Cụ thể với từng cấp độ, nếu điều trị đúng cách thì thời gian khỏi bệnh như sau:
- Hăm tã nhẹ: 2-3 ngày.
- Hăm tã mức trung bình: 3-7 ngày.
- Hăm tã nặng: 1-2 tuần.
- Hăm tã nghiêm trọng: 2 tuần-1 tháng.
7.4. Có nên sử dụng các loại kem bôi để trị hăm tã cho bé không?
Bé bị hăm tã thì mẹ nên sử dụng các loại kem bôi bảo vệ da sau mỗi lần thay tã. Các sản phẩm bôi da nên chứa các thành phần như: kẽm oxyd, petrolatum, lanolin, dimethicone,… Các thành phần này vừa có tác dụng bảo vệ da khỏi ẩm ướt đồng thời không gây kích ứng, khô rát cho làn da mỏng manh của trẻ. Một số sản phẩm có thể kể đến như: bepanthen, sudocrem, weleda, v.v. Tuy nhiên, các sản phẩm này chỉ có khả năng kháng khuẩn ở mức nhẹ nên sẽ mang lại hiệu quả thấp với các vết hăm nặng, có mủ kèm chảy dịch.
>> Có thể bạn quan tâm: Sử dụng kem chống hăm cho bé đúng cách
Bé bị hăm tã nên sử dụng các loại kem trị hăm da sau mỗi lần thay tã (Nguồn: sưu tầm)
>> Bố mẹ có thể tham khảo thêm: Bộ đôi Tã dán Huggies size S và tã dán Huggies size M cho bé từ 1 tới 3 tháng tuổi
7.5. Các biện pháp trị hăm tã dân gian có ảnh hưởng đến sức khỏe của bé không?
Theo quan niệm dân gian, lá chè xanh, lá trầu không, lô hội hay dầu dừa có khả năng kháng khuẩn và dưỡng da khá hiệu quả. Vậy nên, những trẻ bị hăm tã ở mức độ nhẹ, các mẹ có thể yên tâm sử dụng các loại lá trên đun sôi, lấy nước để vệ sinh cho trẻ.
Tuy nhiên, với những trẻ có tình trạng hăm tã nặng, xuất hiện mủ thì việc sử dụng các nguyên liệu có sẵn không hợp lý sẽ dễ gây kích ứng và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Do đó, các mẹ không nên áp dụng các biện pháp dân gian trên, thay vào đó mẹ nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ để có cách xử lý phù hợp.
>> Bài viết cùng chủ đề: Trẻ sơ sinh bị mẩn đỏ
7.6. Khi nào nên đưa bé bị hăm đi khám bác sĩ
Nếu phát hiện sớm và chữa trị đúng cách thì mẹ có thể loại bỏ phát ban trên da bé trong 3 - 4 ngày mà không cần đến bác sĩ. Nhưng nếu trẻ bị hăm tã kèm theo sốt, phát ban và điều trị tại nhà vài ngày không khỏi. Nặng hơn là khi nhận thấy các dấu hiệu nhiễm trùng (phồng rộp, mụn nhọt chứa đầy mủ, rỉ dịch vàng, lở loét) thì hãy đưa bé đến cơ sở y tế ngay. Bác sĩ sẽ khám và kê toa thuốc uống hoặc bôi kháng sinh cho trẻ. Đối với chứng hăm tã do nhiễm trùng nấm men, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc chống nấm có / không kê đơn hoặc thuốc mỡ.
Huggies hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho mẹ một số thông tin bổ ích về tình trạng hăm tã ở trẻ sơ sinh và những cách điều trị tại nhà. Để hạn chế tối đa tình trạng bé bị hăm tã nặng, việc lựa chọn một thương hiệu tã cho bé danh tiếng lâu đời với các kiểm nghiệm lâm sàng như Huggies® là điều cần thiết. Tã bỉm Huggies đã được kiểm nghiệm an toàn và được nhiều bác sĩ Nhi khoa khuyên dùng cho bé. Nếu có những câu hỏi về tình trạng hăm tã của bé, mẹ hãy gửi về Góc chuyên gia để được giải đáp. Ngoài ra mẹ có thể tham khảo thêm mục Chăm sóc bé để tìm hiểu thêm thông tin chăm sóc trẻ thêm khỏe mạnh.
>> Bố mẹ có thể tham khảo thêm: Bộ đôi Tã quần Huggies size M và tã quần Huggies size L cho bé từ 3 tháng đến 1 tuổi
>> Nguồn tham khảo: