Đóng script
Tất cả các chuyên mục
Giai đoạn chuẩn bị có thai
Nên dùng que thử thai khi nào để có kết quả chính xác nhất?
Rụng trứng là gì? Dấu hiệu và thời điểm rụng trứng
Khả năng sinh sản
Thụ tinh trong ống nghiệm - Thụ tinh nhân tạo

Rụng trứng là gì? Dấu hiệu và thời điểm rụng trứng

Tìm hiểu chu kỳ rụng trứng

MỤC LỤC BÀI VIẾT

 
 

Rụng trứng là một giai đoạn quan trọng trong chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Việc xác định chính xác ngày rụng trứng giúp chị em tăng cơ hội thụ thai và theo dõi sức khỏe sinh sản hiệu quả. Tuy nhiên, làm sao để nhận biết các dấu hiệu và thời điểm rụng trứng chính xác? Mời bạn cùng Huggies giải đáp thắc mắc về vấn đề rụng trứng ngay trong bài viết dưới đây!

>> Tham khảo:

Rụng trứng là gì?

Rụng trứng xảy ra khi một quả trứng trưởng thành được giải phóng từ buồng trứng. Sau khi được giải phóng, trứng sẽ di chuyển qua ống dẫn trứng để đến tử cung. Trong quá trình này nếu tinh trùng gặp và thụ tinh với trứng thì trứng sẽ bắt đầu quá trình phân chia tế bào và phát triển thành phôi nang. Phôi nang này sẽ làm tổ tại tử cung và nếu thành công thì thai kỳ sẽ bắt đầu. Ngược lại, nếu trứng không được thụ tinh thì trứng sẽ tự phân hủy. Lúc này, niêm mạc tử cung dày hơn bình thường để chuẩn bị cho việc mang thai. Tuy nhiên, do không có sự thụ thai nên lớp niêm mạc này sẽ bong tróc và tạo thành hiện tượng kinh nguyệt hàng tháng.

>> Tham khảo:

Các giai đoạn trong chu kỳ kinh nguyệt

Các giai đoạn trong chu kỳ kinh nguyệt (Nguồn: Huggies)

Dấu hiệu rụng trứng

1. Dịch nhầy cổ tử cung thay đổi

Trong giai đoạn rụng trứng, dịch nhầy cổ tử cung có những thay đổi rõ rệt giúp bạn dễ dàng nhận biết thời điểm dễ thụ thai. Lúc này, lượng dịch nhầy sẽ tăng lên, trở nên trong, dai và có kết cấu giống như lòng trắng trứng gà. Đây được coi là môi trường lý tưởng để tinh trùng di chuyển và thụ tinh. Màu sắc của dịch nhầy thường là trắng trong hoặc hơi đục. Tuy nhiên, không phải lúc nào xuất hiện dịch nhầy cũng báo hiệu sắp tới ngày rụng trứng vì dịch nhầy còn bị ảnh hưởng bởi căng thẳng, thuốc hoặc sự thay đổi của hormone.

>> Tham khảo: Dịch nhầy cổ tử cung khi mang thai

Nhận biết rụng trứng bằng cách quan sát sự thay đổi của dịch nhầy cổ tử cung

Nhận biết rụng trứng bằng cách quan sát sự thay đổi của dịch nhầy cổ tử cung (Nguồn: Huggies)

2. Đau bụng dưới

Đau bụng dưới là một trong những dấu hiệu phổ biến báo hiệu trứng đang rụng. Cơn đau thường xuất hiện ở một bên bụng dưới, tương ứng với buồng trứng đang giải phóng trứng. Mức độ đau có thể khác nhau ở mỗi người, từ cảm giác nhói nhẹ, khó chịu đến đau âm ỉ kéo dài vài giờ hoặc thậm chí vài ngày.

Nguyên nhân của cơn đau này là do sự căng giãn của nang trứng khi trứng chín và vỡ ra, kèm theo đó là sự co thắt nhẹ của ống dẫn trứng để đẩy trứng về phía tử cung. Tuy nhiên, nếu cơn đau trở nên quá dữ dội hoặc kéo dài bất thường, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ vì có thể đây là dấu hiệu của các vấn đề khác như viêm nhiễm phụ khoa hoặc bệnh lý liên quan đến buồng trứng.

>> Tham khảo: Ra máu báo thai có đau bụng không? Kéo dài trong bao lâu?

3. Giác quan nhạy cảm hơn

Tương tự như khi mang thai, giai đoạn rụng trứng khiến các giác quan của phụ nữ trở nên nhạy bén hơn. Sự thay đổi hormone có thể làm bạn cảm thấy nhạy cảm với các mùi xung quanh, thậm chí một số mùi vốn bình thường nhưng lại trở nên nồng nặc gây cảm giác khó chịu. Bên cạnh đó, sở thích ăn uống cũng sẽ thay đổi, khiến bạn thèm ăn một món nào đó đột ngột hoặc cảm thấy không thể chịu được một số vị trong các món ăn.

4. Xuất hiện những đốm máu

Một số phụ nữ có thể thấy xuất hiện những đốm máu nhẹ hoặc chảy máu âm đạo khi rụng trứng. Đây là hiện tượng phổ biến và thường không gây lo ngại. Chảy máu nhẹ xảy ra khi nang trứng vỡ, giải phóng trứng và có thể gây một chút tổn thương nhỏ cho niêm mạc buồng trứng hoặc tử cung. Đốm máu này thường chỉ kéo dài trong vài giờ đến một ngày và không kèm theo triệu chứng bất thường.

>> Tham khảo: Ra máu nâu trước kỳ kinh nguyệt: Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nhận biết dấu hiệu rụng trứng khi xuất hiện những đốm máu

Nhận biết dấu hiệu rụng trứng khi xuất hiện những đốm máu (Nguồn: Sưu tầm)

5. Tăng ham muốn

Trong giai đoạn rụng trứng, lượng hormone trong cơ thể người phụ nữ sẽ thay đổi, đặc biệt estrogen sẽ tăng cao khiến cho ham muốn tình dục tăng lên. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể để thúc đẩy quá trình thụ thai và điều này được thể hiện qua cảm giác muốn gần gũi và hấp dẫn hơn. Việc tăng ham muốn là một dấu hiệu sinh lý bình thường, giúp phụ nữ dễ dàng nhận biết thời điểm thuận lợi nhất để thụ thai trong chu kỳ kinh nguyệt.

>> Tham khảo: Cách quan hệ để có thai nhanh và hiệu quả cho các cặp vợ chồng

6. Cổ tử cung mở rộng

Khi rụng trứng, cổ tử cung sẽ có những thay đổi về vị trí và độ mềm mại. Lúc này, cổ tử cung sẽ mở rộng và trở nên mềm hơn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho tinh trùng di chuyển vào tử cung. Bạn có thể nhận biết dấu hiệu này bằng cách kiểm tra cổ tử cung, khi đó cổ tử cung sẽ ở vị trí cao hơn, mềm hơn hoặc bạn có thể tự cảm nhận cổ tử cung đang được mở rộng.

>> Tham khảo: Nguyên Nhân Thai Vào Tử Cung Chậm Và Cách Xử Lý

Các phương pháp xác định ngày trứng rụng

Sử dụng que thử rụng trứng

Tương tự như que thử thai, que rụng trứng giúp dự đoán ngày rụng trứng thông qua sự thay đổi nồng độ hormone trong nước tiểu. Để tăng độ tin cậy của que thử, bạn nên sử dụng que trước kỳ kinh nguyệt khoảng từ ngày 12 đến ngày 16 của chu kỳ. Khi que thử hiển thị 2 vạch, điều này có nghĩa là bạn sẽ rụng trứng trong vòng 24 giờ tới và đây cũng là thời điểm tốt nhất để thụ thai.

>> Tham khảo: Que Thử Rụng Trứng Vạch Trên Đậm, Vạch Dưới Mờ Nghĩa Là Gì?

Xác định ngày rụng trứng bằng que thử rụng trứng

Xác định ngày rụng trứng bằng que thử (Nguồn: Sưu tầm)

Quan sát chu kỳ kinh nguyệt

Một cách đơn giản để xác định ngày rụng trứng là quan sát chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Nếu chu kỳ của bạn đều đặn, trứng thường rụng vào giữa chu kỳ, khoảng 14 ngày trước khi kỳ kinh tiếp theo bắt đầu. Bạn cũng có thể ước tính thời điểm rụng trứng bằng cách theo dõi chu kỳ trong vài tháng. Ngoài việc tính toán ngày giữa chu kỳ, bạn có thể kết hợp việc theo dõi các dấu hiệu khác như sự thay đổi dịch nhầy cổ tử cung, nhiệt độ cơ thể và cảm giác đau bụng dưới để xác định chính xác hơn ngày trứng rụng.

>> Tham khảo: Trễ kinh bao lâu thì có thai? Chậm kinh bao lâu thì thử que chính xác

Theo dõi sự thay đổi nhiệt độ cơ thể

Một trong những dấu hiệu nhận biết rụng trứng là sự thay đổi nhẹ trong nhiệt độ cơ thể. Khi đến giai đoạn rụng trứng, nồng độ hormone progesterone sẽ tăng lên khiến cho nhiệt độ cơ thể tăng nhưng thường không quá 1 độ C.

Để theo dõi sự thay đổi này, bạn cần đo nhiệt độ cơ thể vào buổi sáng ngay sau khi thức dậy. Để đảm bảo tính chính xác của dụng cụ đo thì bạn nên dùng nhiệt kế kỹ thuật số vì chúng thường chênh lệch nhiệt độ rất ít. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng nhiệt độ cơ thể cũng có thể tăng do các yếu tố khác như nắng nóng, cảm nhẹ hoặc do ảnh hưởng từ thời tiết.

Tham khảo: Nồng độ beta hCG khi mang thai nói lên điều gì?

Rụng trứng xảy ra vào thời điểm nào trong chu kỳ kinh nguyệt?

Rụng trứng thường xảy ra vào giữa chu kỳ kinh nguyệt, tức là khoảng ngày 12 đến ngày 16 nếu chu kỳ của bạn kéo dài 28 ngày. Tuy nhiên, thời điểm rụng trứng có thể thay đổi tùy thuộc vào độ dài và tính ổn định của chu kỳ kinh nguyệt mỗi người. Cụ thể:

  • Nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn là 28 ngày thì thời gian rụng trứng sẽ rơi vào ngày 14.
  • Nếu bạn có chu kỳ ngắn hơn (21-25 ngày) thì thời gian rụng trứng sẽ rơi vào ngày 7 đến ngày 12.
  • Nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn dài (30-35 ngày) thì thời gian rụng trứng sẽ rơi vào ngày 16 đến ngày 21.

Để xác định thời điểm rụng trứng chính xác hơn, bạn có thể dựa vào các dấu hiệu của cơ thể như chất nhầy cổ tử cung trở nên trong và dai hoặc sử dụng que thử rụng trứng để xác định.

>> Tham khảo: 11 Dấu Hiệu Rụng Trứng Gặp Tinh Trùng Chính Xác Nhất

Hướng dẫn cách tính ngày trứng rụng

Để tính ngày rụng trứng, bạn cần xác định chu kỳ kinh nguyệt của mình kéo dài bao lâu. Hãy theo dõi và ghi chép chu kỳ trong vài tháng vì chu kỳ kinh nguyệt có thể thay đổi do nhiều yếu tố khác nhau.

Cách tính ngày rụng trứng cho kinh nguyệt đều

Ngày rụng trứng được xác định bằng cách đếm ngược 14 ngày từ ngày dự kiến bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo:

Công thức:

Số ngày của chu kỳ kinh - 14 = Ngày rụng trứng.

Ví dụ:

  • Chu kỳ 20 ngày: Ngày rụng trứng là ngày 6 (20 - 14 = 6).
  • Chu kỳ 24 ngày: Ngày rụng trứng là ngày 10 (24 - 14 = 10).
  • Chu kỳ 26 ngày: Ngày rụng trứng là ngày 12 (26 - 14 = 12), khoảng thời gian dễ thụ thai là từ ngày 10 đến ngày 14
  • Chu kỳ 28 ngày: Ngày rụng trứng là ngày 14 (28 - 14 = 14). Thời điểm dễ thụ thai từ ngày 12 đến ngày 16, đặc biệt là các ngày 13, 14 và 15.
  • Chu kỳ 30 ngày: Ngày rụng trứng là ngày 16 (30 - 14 = 16), với thời điểm thụ thai cao từ ngày 13 đến ngày 18.

Lưu ý: Phương pháp này chỉ áp dụng cho những ai có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn.

>> Tham khảo: Tất Tần Tật Về: Hết Kinh Bao Nhiêu Ngày Thì Rụng Trứng?

Cách tính ngày rụng trứng khi kinh nguyệt không đều

Với chu kỳ không ổn định, bạn có thể sử dụng công thức Chartier. Để tính ngày rụng trứng theo công thức này thì bạn cần theo dõi chu kỳ ít nhất 6 tháng và ghi lại chu kỳ ngắn nhất và dài nhất.

Cách tính ngày rụng trứng được áp dụng theo công thức:

Ngày rụng trứng = Ngày rụng trứng của chu kỳ chuẩn + (chênh lệch số ngày giữa chu kỳ của bạn và chu kỳ chuẩn).

Ví dụ:

  • Chu kỳ từ ngày 26 đến 30:

Với chu kỳ 26 ngày thì trứng sẽ rụng vào ngày 12 và thời điểm thụ thai cao nhất là từ ngày 9 đến ngày 14.

Với chu kỳ 30 ngày thì trứng rụng vào ngày 16 và thời điểm thụ thai cao nhất từ ngày 13 đến ngày 18.
Nếu ngày rụng trứng rơi vào khoảng từ ngày 12 đến ngày 16 thì thời gian dễ thụ thai sẽ kéo dài từ ngày 9 đến ngày 18.

  • Chu kỳ 32 ngày: Ngày rụng trứng là ngày 18.
  • Chu kỳ từ ngày 35 đến 40: Ngày rụng trứng dao động từ ngày 21 đến ngày 26.

Lưu ý: Với kinh nguyệt không đều, bạn nên kết hợp các phương pháp khác như đo nhiệt độ cơ thể, theo dõi chất nhầy cổ tử cung hoặc dùng que thử rụng trứng để tăng độ chính xác.

>> Tham khảo: 9 Dấu Hiệu Mang Thai Khi Kinh Nguyệt Không Đều

Ghi chép lại chu kỳ kinh nguyệt để tính chính xác ngày rụng trứng

Ghi chép lại chu kỳ kinh nguyệt để tính chính xác ngày rụng trứng (Nguồn: Sưu tầm)

Cách tính ngày rụng trứng để sinh con trai, gái

Việc xác định chính xác ngày rụng trứng trong chu kỳ kinh nguyệt là chìa khóa để bạn sinh con theo ý muốn. Nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn đều, bạn có thể tính ngày rụng trứng bằng cách đếm ngược 14 ngày từ ngày đầu tiên của kỳ kinh tiếp theo.

Giới tính của thai nhi được quyết định bởi loại tinh trùng thụ tinh với trứng:

  • Tinh trùng mang nhiễm sắc thể Y (con trai): Bơi nhanh hơn nhưng tuổi thọ ngắn hơn.
  • Tinh trùng mang nhiễm sắc thể X (con gái): Bơi chậm hơn nhưng bền bỉ hơn, đặc biệt trong môi trường âm đạo có tính axit.

Dưới đây là một số cách tính sinh con trai, con gái mà bạn có thể tham khảo:

  • Nếu bạn muốn sinh con trai thì nên quan hệ vào ngày rụng trứng hoặc gần ngày rụng trứng do tinh trùng Y thường sẽ di chuyển nhanh hơn. Đồng thời, bạn nên kiêng quan hệ khoảng 4-5 ngày trước ngày rụng trứng để tăng cơ hội cho tinh trùng Y gặp trứng.
  • Nếu bạn muốn sinh con gái thì nên quan hệ trước ngày rụng trứng 2-3 ngày và tránh quan hệ vào ngày rụng trứng cũng như 2 ngày sau đó. Tư thế quan hệ thâm nhập nông sẽ giúp tinh trùng X có cơ hội thụ tinh cao hơn.

Lưu ý: Các phương pháp này chỉ mang tính tham khảo. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tinh trùng X và Y có hình thái tương đồng và không có cách nào đảm bảo chính xác việc chọn giới tính thai nhi.

>> Tham khảo:

Mẹ có biết:

Thụ thai thành công là niềm hạnh phúc to lớn với ba mẹ, vì thế mẹ hãy chuẩn bị kỹ càng cho sự ra đời của trẻ. Mẹ có thể tham khảo tã sơ sinh cao cấp Huggies Nature made cỡ NB đạt chất lượng 5 sao từ Viện nghiên cứu Đức an toàn cho da bé sơ sinh có bề mặt làm từ sợi thiên nhiên 100% nhập khẩu từ châu Âu, cùng vitamin E từ dầu mầm lúa mạch. Hơn nữa, sản phẩm còn sở hữu công nghệ ZeroFeel siêu mỏng chỉ 5mm, bề mặt thấm hút nhanh, không chứa các hóa chất độc hại, đảm bảo tốt lành cho làn da bé.
Bên cạnh đó, thương hiệu tã, bỉm Huggies còn có tã dán lọt lòng tã quần Huggies Tràm Trà Tự Nhiên cỡ NB chứa tinh chất tràm trà tự nhiên, làm dịu làn da mỏng manh của bé và đã được chứng minh lâm sàng giúp ngừa hăm. Ngoài ra, công nghệ bong bóng 3D khóa ẩm và ngăn thấm ngược giúp mẹ yên tâm, không lo tràn tã. Mẹ cân nhắc chuẩn bị đón bé chào đời của mình bằng những siêu phẩm của nhà Huggies nhé.

Tã cao cấp Huggies Naturemade

Tã cao cấp Huggies Platinum Naturemade đạt chất lượng 5 sao từ Viện nghiên cứu Đức an toàn cho da bé sơ sinh (Nguồn: Huggies)

Một số câu hỏi liên quan đến chủ đề rụng trứng

Làm sao để nhận biết dấu hiệu trứng đã rụng xong?

Dấu hiệu trứng đã rụng xong có thể nhận biết qua một số thay đổi ở cơ thể như giảm ham muốn tình dục hoặc nhiệt độ cơ thể tăng nhẹ và duy trì ổn định. Cổ tử cung cũng sẽ đóng lại và lượng dịch tiết giảm đi. Một số chị em còn có thể gặp phải các triệu chứng như đau ngực, đầy hơi hoặc cảm giác mệt mỏi và buồn nôn sau khi trứng đã rụng.

Sau khi hết kinh bao nhiêu ngày thì rụng trứng?

Sau khi hết kinh, trứng thường rụng vào khoảng 14 ngày trước khi kỳ kinh nguyệt tiếp theo bắt đầu. Để xác định chính xác ngày rụng trứng, bạn có thể theo dõi chu kỳ của mình và đếm ngược 14 ngày từ ngày bắt đầu chu kỳ tiếp theo.

Vòng kinh 30 ngày thì ngày nào quan hệ an toàn?

Nếu chu kỳ kinh của bạn kéo dài 30 ngày thì ngày rụng trứng thường rơi vào ngày thứ 16 và thời gian dễ thụ thai nhất là từ ngày thứ 14 đến ngày 18. Vì vậy, để quan hệ an toàn, bạn nên tránh quan hệ vào khoảng thời gian này.

Hy vọng bài viết đã cung cấp được những thông tin hữu ích và giúp chị em hiểu rõ hơn về dấu hiệu và cách xác định ngày rụng trứng. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào thì đừng ngần ngại liên hệ Góc chuyên gia hoặc tìm hiểu thêm nhiều thông tin bổ ích tại chuyên mục Thụ thai của Huggies nhé!

>> Tham khảo thêm:

>> Nguồn tham khảo:

EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;