Tất cả các chuyên mục
An toàn cho bé
Cách quản lý thời gian
Lần đầu làm cha mẹ
Cha mẹ và con cái
Kế hoạch chi tiêu cho gia đình
Lời khuyên dành cho cha mẹ
Mẹ ở công sở
13 Cách giảm mỡ bụng sau sinh cho mẹ bỉm sữa

Phương pháp giáo dục Montessori là gì? Đặc trưng và ưu điểm dạy con theo Montessori

Phương pháp Montessori là gì

Các mẹ thường liên tục cập nhật các phương pháp giáo dục trẻ để đảm bảo con phát triển tốt nhất về mặt trí tuệ, tâm hồn và thể chất. Trong số đó, phương pháp giáo dục Montessori đặc biệt chiếm nhiều sự quan tâm tìm hiểu của mẹ. Vậy phương pháp Montessori là gì? Dạy con theo phương pháp Montessori có thật sự hiệu quả hơn cách giáo dục truyền thống? Để giải đáp những câu hỏi này, mẹ hãy cùng Huggies tìm hiểu bài viết sau nhé!

Tham khảo:

Phương pháp Montessori là gì?

Phương pháp giáo dục Montessori được đặt tên theo tên của nhà giáo dục học Maria Montessori, là một phương pháp giáo dục tiên tiến và khoa học, đã được phát triển hoàn thiện trên toàn thế giới. Phương pháp này do Tiến sĩ Maria Montessori, một nhà chuyên môn người Ý trong các lĩnh vực nhân văn học, giáo dục học và triết học, sáng lập. Montessori giúp trẻ phát triển tiềm năng thông qua giáo dục trực quan, khuyến khích sự học hỏi tự nhiên mà không áp đặt. Thay vì chỉ đạo, người lớn sẽ quan sát, đưa ra gợi ý và hỗ trợ trẻ phát triển dựa trên khả năng tự học vốn có, bởi mỗi đứa trẻ sinh ra đã sở hữu năng lực tự học tuyệt vời.

Montessori cho phép trẻ tự do khám phá, giao tiếp và phát biểu ý kiến. Thông qua phương pháp này, trẻ được trang bị để trở thành những công dân tự tin, độc lập, có khả năng giao tiếp hiệu quả, định hướng rõ ràng và có trách nhiệm với bản thân cũng như cộng đồng.

Việc áp đặt quá mức từ người lớn có thể làm mất đi khả năng tư duy sáng tạo tự nhiên của trẻ. Do đó, phương pháp Montessori khuyến khích tạo ra môi trường để trẻ tự do trải nghiệm, khám phá và phát triển năng lực tự học. Phương pháp này tôn trọng sự phát triển tâm sinh lý tự nhiên của trẻ, đồng thời cung cấp cho trẻ những kiến thức thực tiễn, giúp xây dựng nền tảng vững chắc từ những năm đầu đời, đặc biệt là trong giai đoạn trẻ 2 tuổi đến 6 tuổi.

>>Xem thêm:

Phương pháp Montessori là gì?

Montessori chú trọng đến thực hành và trải nghiệm của từng bé (Nguồn: Sưu tầm)

5 lĩnh vực của phương pháp Montessori

Trẻ được học tập theo phương pháp Montessori sẽ phát triển toàn diện qua 5 lĩnh vực chính: giác quan, toán học, ngôn ngữ, văn hóa và cuộc sống.

1. Phương pháp Montessori trong phát triển rèn luyện giác quan

Giai đoạn bé 2 - 6 tuổi là thời kỳ trẻ rất nhạy cảm với các giác quan, đây là kênh chính giúp trẻ tiếp nhận thông tin và phát triển trí não. Các giác quan của trẻ tiếp tục hoàn thiện sau khi chào đời. Mặc dù trẻ sơ sinh có khả năng nhìn, nghe, sờ, ngửi và nếm, nhưng những giác quan này còn khá yếu ớt. Khi trẻ lớn lên, khả năng sử dụng giác quan trở nên linh hoạt và thành thạo hơn, giúp trẻ dễ dàng thích ứng với môi trường và học hỏi nhanh chóng.

Các hoạt động phát triển giác quan giúp trẻ khám phá và tìm hiểu thế giới xung quanh. Thông qua việc phân loại màu sắc từ tối đến sáng, hoặc ghép những mảng màu rời rạc lại với nhau, trẻ dần hình thành kỹ năng nhận diện và sắp xếp. Ví dụ, khi trẻ sử dụng các dụng cụ có mùi vị khác nhau, trẻ sẽ học cách phân biệt và sắp xếp các mùi hương tương tự nhau.

>> Tham khảo:Những trò chơi đơn giản giúp bé học điều mới mẻ

2. Phương pháp Montessori trong ngôn ngữ

Phương pháp Montessori chú trọng phát triển kỹ năng ngôn ngữ của trẻ thông qua môi trường học tập phong phú. Trẻ được khuyến khích khám phá và sử dụng ngôn ngữ qua các hoạt động như đọc, viết, nói và lắng nghe, với sự hỗ trợ của bộ chữ cái, vở viết, sách và hoạt động thảo luận. Thay vì chỉ tập trung vào từ vựng và ngữ pháp, Montessori khuyến khích trẻ sáng tạo câu chuyện và thảo luận về nhiều chủ đề, giúp phát triển kỹ năng giao tiếp và tư duy phản biện. Kỹ năng đọc và viết cũng được chú trọng, với hướng dẫn từ cơ bản đến nâng cao, giúp trẻ tự tin và hiệu quả trong việc sử dụng ngôn ngữ.

Xem thêm:9 cách dạy bé tập nói hiệu quả, dễ thực hiện

3. Phương pháp Montessori trong toán học

Ở lĩnh vực toán học, Montessori giúp bé nhận biết và làm quen với số học là chủ yếu. Thông qua các hoạt động đơn giản như ghép ảnh với số, thực hiện phép tính đố vui đơn giản,... bé sẽ được nâng cao khả năng tư duy logic từ khi còn nhỏ.

Trẻ nhỏ thường hứng thú với việc đếm số từ 1 đến 10 và đây là thời điểm lý tưởng để trẻ tiếp cận với chương trình toán học Montessori. Với phương pháp này, trẻ được học thông qua các giáo cụ, từ đơn giản đến phức tạp, từ cụ thể đến trừu tượng. Điều này không chỉ giúp trẻ tiếp thu kiến thức toán học mà còn phát triển tính độc lập, trật tự và khả năng phối hợp giữa tay và mắt.

Quá trình dạy bé học toán thông qua giáo cụ giúp trẻ:

  • Hoàn thành công việc theo quy trình có sẵn.
  • Xây dựng tính trật tự trong suy nghĩ và hành động.
  • Phát triển kỹ năng vận động tinh.
  • Hình thành thói quen làm việc khoa học.
  • Hiểu cách sử dụng các ký hiệu và biểu tượng.

Xem thêm:Bí quyết nuôi con khỏe dạy con ngoan

Phương pháp Montessori giúp bé phát huy khả năng vận dụng đủ 5 giác quan toàn diện. (Nguồn: Sưu tầm)

4. Phương pháp Montessori trong văn hóa

Bé sẽ được cung cấp kiến thức văn hóa, địa lý, khoa học đơn giản thông qua các bài học đơn giản kết hợp giáo cụ trực quan. Montessori khuyến khích giáo viên và phụ huynh cho bé tiếp xúc với thực tế song song với kiến thức giúp em ghi nhớ nhanh qua những trải nghiệm mới mẻ. Việc tiếp cận văn hóa thông qua Montessori giúp trẻ hiểu rõ vị trí của bản thân và khám phá thế giới xung quanh đầy màu sắc.

Trẻ sẽ được học về các quốc gia, động vật, thời gian, lịch sử, âm nhạc… Điều này giúp trẻ nhanh chóng thích nghi với môi trường sống và phát triển trở thành những cá nhân có ích trong xã hội.

5. Phương pháp Montessori trong thực hành cuộc sống

Ở lĩnh vực này, trẻ sẽ được tiếp cận những hoạt động liên quan đến phục vụ bản thân như thay quần áo, buộc dây giày, soạn đồ ăn, soạn tập vở,...). Đồng thời, bé sẽ được dạy cách chăm sóc môi trường sống xung quanh như lau kệ tủ, lau bàn học, tưới cây, trồng cây,...).

Mục tiêu của phương pháp Montessori trong lĩnh vực sinh hoạt hằng ngày là giúp trẻ thực hiện các thói quen sinh hoạt một cách độc lập, bình tĩnh và gọn gàng. Bé biết để tâm đến bản thân và xung quanh nhiều hơn, biết giúp đỡ người khác.

Xem thêm: Các phương pháp dạy con thông minh dễ áp dụng

Phương pháp Montessori trong văn hóa và thực hành cuộc sống

Nguyên tắc của Montessori tôn trọng sự phát triển riêng của từng bé (Nguồn: Sapientia Montessori)

Nguyên tắc của phương pháp giáo dục Montessori

Montessori là phương pháp giáo dục với những nguyên tắc riêng biệt, giúp mang lại hiệu quả toàn diện cho trẻ. Dưới đây là những nguyên tắc cơ bản của phương pháp này mà phụ huynh có thể tham khảo:

1. Luôn tôn trọng và không áp đặt trẻ

Một trong những nguyên tắc cốt lõi của phương pháp Montessori là "Tôn trọng quyền tự do của trẻ trong việc lựa chọn cách học." Trong lớp học Montessori, trẻ được tự do chọn các hoạt động phù hợp với sở thích và nhịp độ phát triển cá nhân, từ đó phát huy sự tập trung và tính cá nhân hóa.

Thay vì bị áp lực từ bài giảng của giáo viên hay bạn cùng lớp, trẻ học theo tốc độ của chính mình. Mỗi trẻ có khả năng và sở thích khác nhau; có trẻ giỏi toán, có trẻ học ngôn ngữ nhanh chóng. Nhiệm vụ của phụ huynh và giáo viên là tạo ra môi trường an toàn và cho phép trẻ tự do khám phá. Điều này giúp trẻ học hỏi một cách tự nhiên, phát triển khả năng tự lập và kích thích trí tuệ.

2. Dạy trẻ cách học đi đôi với thực hành

Montessori khuyến khích học tập qua thực hành, cho phép trẻ áp dụng những gì đã học vào thực tế. Trẻ có xu hướng bắt chước các hành động mà mình quan sát được, vì vậy giáo dục Montessori tập trung vào việc hướng dẫn cách thực hiện các nhiệm vụ, từ đó trẻ có thể tự mình hoàn thành chúng.

Một trong những lợi ích lớn nhất của phương pháp Montessori là được học cả lý thuyết lẫn thực hành. Bên cạnh những lý thuyết về ngôn ngữ, toán, văn hóa, các bé cũng được hướng dẫn ứng dụng những điều được học vào cuộc sống thường ngày.

3. Không làm ảnh hưởng đến sự tập trung của trẻ

Khi trẻ đang tập trung chơi hay khám phá một món đồ chơi, phụ huynh không nên can thiệp trừ khi có lý do đặc biệt. Trẻ cần thời gian để tập trung, từ đó tự tìm cách chơi theo cách riêng và giải quyết những khó khăn phát sinh. Điều này giúp phát triển khả năng tư duy và sáng tạo tự nhiên của trẻ.

4. Xây dựng môi trường học tập thân thiện

Trong giáo dục truyền thống, việc trao phần thưởng hay trừng phạt thường được sử dụng để thúc đẩy hành vi tốt hoặc uốn nắn sai lầm của trẻ. Tuy nhiên, phương pháp Montessori không khuyến khích việc này. Khi trẻ mắc lỗi, thay vì trách phạt hay so sánh với bạn bè, hãy nhẹ nhàng chỉ dẫn trẻ cách làm đúng và ghi nhận những nỗ lực của trẻ.

Việc khen thưởng và trừng phạt có thể làm trẻ cảm thấy áp lực hoặc mất đi sự tự do trong phát triển. Thay vào đó, hãy khuyến khích trẻ tự nhận thức và tự tin vào khả năng của bản thân, giúp trẻ phát triển tự nhiên mà không bị ràng buộc bởi sự so sánh hay khen chê.

Tham khảo:5 cách dạy bé học con vật và học nói dễ dàng hơn

Nguyên tắc của phương pháp giáo dục Montessori

Trong lớp học Montessori trẻ được khuyến khích vui chơi và học tập mỗi ngày (Nguồn: Sưu tầm)

5. Rèn luyện tính tự lập, tự học

Bé hình thành tính tự lập và tự học thông qua việc học cách chăm sóc bản thân, đồ dùng và môi trường xung quanh. Phương pháp Montessori hiểu rằng trong mỗi đứa trẻ luôn có động lực tích cực để trở nên tự lập. Tính tự lập rất quan trọng bởi nó liên quan trực tiếp đến lòng tự trọng, năng lực và tinh thần hợp tác của trẻ. Do vậy, lớp học Montessori luôn chú trọng việc hướng dẫn trẻ làm việc một cách độc lập. Trẻ có thể tự tiếp cận giáo cụ trong lớp học nên không phải lúc nào chúng cũng cần đến sự giúp đỡ của người khác để lấy được đồ. Đồ vật, ví dụ như chiếc chổi, được thiết kế vừa vặn cho bé sử dụng và tự do chọn công việc mình thích. Giáo viên cũng được huấn luyện để khuyến khích trẻ tự lập qua việc cho phép trẻ tự phục vụ bản thân ngay khi trẻ có thể.

6. Học về trật tự

Mọi người, kể cả trẻ nhỏ đều thích sự ngăn nắp, trật tự hơn là hỗn loạn bởi mọi thứ vận hành trong một môi trường ngăn nắp dễ dàng hơn. Sự ngăn nắp trật tự giúp trẻ tự lập vì chúng có thể dễ dàng tìm được dụng cụ mình cần mà không cần thông qua sự giúp đỡ.

Mục tiêu mang tính xã hội như giúp trẻ học cách hòa hợp, tôn trọng và hợp tác với nhau là một phần quan trọng của phương pháp giáo dục Montessori. Phải chia sẻ giáo cụ giúp trẻ trở nên kiên nhẫn và biết hợp tác. Dạy trẻ biết tôn trọng mọi người bằng cách đi đứng cẩn thận xung quanh thảm của các bạn khác. Thêm vào đó, phương pháp Montessori còn bao gồm các bài học về ứng xử và tác phong lịch sự mà nhờ đó trẻ được học các kỹ năng xã hội cần thiết như chào hỏi và giới thiệu mọi người, hỏi xin một thứ gì đó đúng cách, cách hành xử lịch sự trong những việc nhỏ như hắt xì hơi, ho hoặc ngáp.

Tham khảo:Ngôn ngữ ký hiệu cho trẻ

7. Học cách kiên nhẫn, biết hợp tác và tôn trọng mọi người

Nguyên tắc quan trọng của Montessori là giúp trẻ phát triển kỹ năng kiên nhẫn, tinh thần hợp tác và lòng tôn trọng đối với mọi người xung quanh. Thông qua các hoạt động nhóm và tương tác hàng ngày, trẻ học cách chờ đợi, làm việc cùng bạn bè, lắng nghe ý kiến của người khác và cư xử lịch sự.

Việc rèn luyện những kỹ năng này giúp trẻ không chỉ thành thạo trong giao tiếp xã hội mà còn phát triển sự tự tin, tinh thần đồng đội và khả năng giải quyết mâu thuẫn một cách hòa bình. Từ đó, trẻ hình thành những giá trị đạo đức cơ bản, biết tôn trọng và quý trọng những mối quan hệ trong cuộc sống.

8. Khuyến khích trẻ hoạt động

Vượt ra ngoài các bài giảng lý thuyết, trẻ được hướng dẫn các hoạt động vui chơi và học tập mỗi ngày. Điều này khiến trẻ hứng thú khám phá từng bài giảng khác nhau trong lớp học Montessori. Trẻ còn học được cách tôn trọng lẫn nhau và cùng xây dựng ý thức cộng đồng.

Tham khảo:Cách chơi với trẻ sơ sinh đúng cách, thúc đẩy sự phát triển

Nguyên tắc của phương pháp giáo dục Montessori

Ngày càng nhiều phụ huynh ứng dụng phương pháp Montessori (Nguồn: Sưu tầm)

Các mức độ phát triển của trẻ theo phương pháp giáo dục Montessori

Phương pháp Montessori chia sự phát triển của trẻ thành mỗi giai đoạn và áp dụng các phương pháp giáo dục khác nhau nhằm hỗ trợ tối đa sự phát triển toàn diện của trẻ.

Giai đoạn đầu tiên: Từ 0 đến 6 tuổi

Trong giai đoạn này, trẻ học hỏi và tiếp thu mạnh mẽ thông qua các giác quan, phát triển tính độc lập và xây dựng nhân cách cá nhân. Trẻ trải qua các “giai đoạn nhạy cảm” khi phản ứng với môi trường xung quanh và phát triển các kỹ năng cơ bản như trật tự, giác quan và hành vi xã hội.

Giai đoạn thứ 2: Từ 6 đến 12 tuổi

Trẻ bắt đầu thay đổi tâm lý và sinh lý, làm việc theo nhóm, phát triển trí tưởng tượng và các kỹ năng xã hội. Phương pháp giáo dục giúp trẻ hình thành tính tự lập và dễ tiếp thu các nguyên tắc đạo đức.

Giai đoạn thứ 3 (Giai đoạn thiếu niên): Từ 12 đến 18 tuổi

Trong giai đoạn thiếu niên, trẻ trải qua dậy thì, phát triển nhận thức bản thân, xác định giá trị và vai trò xã hội. Montessori tập trung vào xây dựng lòng tự trọng, phát triển tư duy phản biện và khuyến khích trẻ khám phá sở thích cá nhân.

Giai đoạn thứ 4 (Giai đoạn trưởng thành): Từ 18 đến 24 tuổi

Giai đoạn trưởng thành, trẻ chuẩn bị bước vào cuộc sống người lớn. Montessori trang bị cho trẻ kỹ năng sống, hướng nghiệp và giúp trẻ tự lập thông qua các hoạt động thực tiễn, định hướng tương lai.

Tham khảo:

Các mức độ phát triển của trẻ theo phương pháp giáo dục Montessori

Việc chọn phương pháp giáo dục phù hợp với lứa tuổi giúp trẻ thích nghi, hòa đồng và học hỏi nhanh hơn. (Nguồn: Sưu tầm)

Ưu điểm phương pháp Montessori và phương pháp giáo dục truyền thống

Rất nhiều mẹ sẽ đặt câu hỏi là ”Phương pháp Montessori khác gì với phương pháp Giáo dục truyền thống?”. Có rất nhiều yếu tố để tạo nên sự khác biệt ở phương pháp Montessori như:

  • Lấy nhu cầu của trẻ làm trung tâm: Montessori tập trung vào nhu cầu và sở thích của trẻ, với các bài học và hoạt động tổ chức dựa trên những yếu tố này. Trong khi đó, phương pháp truyền thống chủ yếu chú trọng vào bài giảng và kiến thức.
  • Khuyến khích trẻ hoạt động:Nguyên tắc xây dựng bài học Montessori là thực hành. Trẻ được khuyến khích tự khám phá thông tin. Trong khi đó, phương pháp truyền thống truyền tải kiến thức đến trẻ một cách thụ động, trẻ phải ghi nhớ và làm bài kiểm tra.
  • Vai trò của giáo viên: Giáo viên Montessori đóng vai trò là người hướng dẫn cá nhân hóa, giúp trẻ học tập theo nhu cầu và năng lực riêng. Ngược lại, trong phương pháp truyền thống, giáo viên giảng dạy cùng một lượng kiến thức cho tất cả học sinh mà không quan tâm đến sự phát triển cá nhân.
  • Nhóm tuổi và chia lớp: Montessori chia lớp học theo phạm vi phát triển của trẻ với các nhóm tuổi linh hoạt (0-3, 3-6, 6-9,...). Trong khi đó, phương pháp truyền thống thường xác định lớp theo độ tuổi nhất định.
  • Giáo trình tương ứng: Giáo trình Montessori thường được nghiên cứu mở rộng để đáp ứng nhu cầu của trẻ. Giáo trình truyền thống được thiết kế cố định và có những môn không phù hợp với nhu cầu của trẻ.
  • Trẻ được khuyến khích tăng tốc: Montessori cho phép trẻ học theo tốc độ cá nhân và vinh danh những thành tích đạt được. Ngược lại, trong lớp học truyền thống, trẻ thường bị yêu cầu học cùng tốc độ với nhau.
  • Sự đánh giá đối với trẻ: Giáo viên đánh giá trẻ xuất phát từ các thành tích đạt được của bé. Trong các lớp học truyền thống, trẻ thường được đánh giá bởi các yếu tố khách quan bên ngoài.
  • Yêu thích học tập:Giáo trình Montessori quan tâm việc tạo ra niềm yêu thích học tập ở trẻ. Chương trình giảng dạy truyền thống thường chỉ tập trung vào hiệu suất và điểm kiểm tra tiêu chuẩn. Vì thế, trẻ luôn có cảm giác học đối phó.

Tham khảo:15 Cách làm đồ chơi mầm non từ chai nhựa đẹp tại nhà của trẻ

Ưu điểm phương pháp Montessori và phương pháp giáo dục truyền thống

Phương pháp giáo dục Montessori với không gian rộng rãi để trẻ thực hành với giáo cụ. (Nguồn: Sưu tầm)

So sánh phương pháp giáo dục Montessori và Reggio Emilia

Montessori và Reggio Emilia là hai phương pháp giáo dục đều có ưu điểm riêng và có những điểm tương đồng cũng như khác biệt đáng chú ý.

1. Điểm giống nhau giữa Montessori và Reggio Emilia

  • Nguyên lý kiến tạo: Cả hai phương pháp đều dựa trên nguyên lý giáo dục mang tính chất kiến tạo, khơi dậy tiềm năng khám phá của trẻ. Trẻ em được khuyến khích tự tìm tòi và xây dựng kiến thức thông qua tương tác với môi trường xung quanh.
  • Trẻ là trung tâm: Trẻ là trung tâm của mọi hoạt động học tập. Cả hai phương pháp đều chuẩn bị môi trường học tập tự do để trẻ khám phá, phát triển theo nhịp độ riêng, trong khi giáo viên và phụ huynh đóng vai trò hỗ trợ và điều chỉnh phù hợp.
  • Phát triển đa giác quan: Montessori và Reggio Emilia đều hướng đến việc kích thích toàn diện 5 giác quan, giúp trẻ phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. Trẻ học thông qua các hoạt động như nghe, nhìn, sờ, và tham gia vào các hoạt động sáng tạo.

Xem thêm:

So sánh phương pháp giáo dục Montessori và Reggio Emilia

Montessori và Reggio Emilia là hai phương pháp giáo dục sớm được đánh giá cao và phổ biến toàn cầu. (Nguồn: Huggies)

2. Sự khác nhau giữa Montessori và Reggio Emilia

Nội dung Phương pháp Montessori Phương pháp Reggio Emilia
Mục tiêu giáo dục Phát triển tính độc lập, tự chủ và khả năng ra quyết định của trẻ. Khuyến khích tinh thần làm việc nhóm, sáng tạo và hợp tác giữa các trẻ.
Chương trình giáo dục Chương trình nghiên cứu kỹ lưỡng theo độ tuổi với giáo cụ chuyên biệt. Trẻ tự do học hỏi, kết nối và trao đổi với giáo viên theo nhu cầu tự nhiên.
Môi trường giáo dục Lớp học sắp xếp khoa học, tối giản và yên tĩnh để trẻ tập trung. Lớp học trưng bày nhiều học liệu, tạo không gian khám phá và trải nghiệm.

Những câu hỏi thường gặp

Phương pháp giáo dục Montessori cho trẻ mầm non là gì?

Phương pháp giáo dục Montessori cho trẻ mầm non là phương pháp "lấy trẻ làm trung tâm" phát triển bởi Tiến sĩ Maria Montessori từ những năm 1900. Điểm đặc biệt của phương pháp này là trẻ được tự do lựa chọn hoạt động và các lớp học thường kết hợp nhiều độ tuổi khác nhau, khuyến khích sự tương tác giữa các trẻ. Giáo viên đóng vai trò hỗ trợ, tạo điều kiện để trẻ tự học hỏi, phát triển tính tự lập và khám phá theo cách riêng của mình, giúp trẻ phát triển toàn diện cả về tư duy lẫn kỹ năng xã hội.

Phương pháp Montessori cho trẻ 0 - 6 tuổi là gì?

Phương pháp Montessori cho trẻ 0 - 6 tuổi là một phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, được phát triển bởi Tiến sĩ Maria Montessori. Trong giai đoạn này, trẻ học thông qua trải nghiệm thực tế và các hoạt động tương tác với môi trường xung quanh. Phương pháp này tập trung vào việc phát triển khả năng tự lập, sự chú ý, và tư duy sáng tạo của trẻ thông qua việc sử dụng các giáo cụ trực quan, khuyến khích trẻ khám phá và tự do lựa chọn hoạt động. Mục tiêu là tạo ra một môi trường học tập tích cực, giúp trẻ phát triển toàn diện cả về tâm lý và xã hội.

Dạy con theo phương pháp Montessori là gì?

Dạy con theo phương pháp Montessori là một cách giáo dục dựa trên nguyên tắc lấy trẻ làm trung tâm. Phương pháp này sử dụng các giáo cụ trực quan để giúp trẻ học hỏi một cách tự nhiên, tôn trọng tính độc lập và tự do của trẻ, đồng thời nhấn mạnh sự phát triển tự nhiên của từng cá nhân.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp các thông tin cần thiết về phương pháp Montessori để mẹ có thể cân nhắc lựa chọn cho bé. Ngoài ra, mẹ có thể tìm hiểu thêm các thông tin khác tại chuyên mục Bé tập đi hoặc gửi câu hỏi về Góc chuyên gia.

Bố mẹ có thể tham khảo các bài viết cùng chủ đề:

>>Bố mẹ tìm kiếm nhiều nhất:

tã dán sơ sinh Huggies, Huggies newborn, tã dán Huggies size s, tã dán Huggies size m, miếng lót sơ sinh Huggies 100 miếng, tã quần Huggies size m, Huggies platinum, tã dán Huggies platinum, tã quần Huggies platinum

EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;