MỤC LỤC BÀI VIẾT
Khám thai là việc vô cùng cần thiết và quan trọng mà bố mẹ cần đảm bảo tuân thủ trong suốt thai kỳ để phòng ngừa, kịp thời chẩn đoán, điều trị các biến chứng nguy hiểm, đồng thời đảm bảo mẹ và bé đều an toàn trong cuộc vượt cạn. Vậy đâu là các mốc khám thai quan trọng nhất trong 40 tuần của thai kỳ? Cùng Huggies tham khảo lịch khám thai và các giai đoạn khám thai quan trọng được tư vấn bởi bác sĩ bệnh viện Từ Dũ - Bùi Thị Thu Hà trong bài viết dưới đây bố mẹ nhé!
>> Tham khảo:
- Quan hệ tình dục khi mang thai 3 tháng đầu: Lưu ý gì để an toàn?
- Bảng tăng cân của mẹ bầu theo từng tam cá nguyệt
- Bảng các chỉ số thai nhi theo tuần chuẩn WHO mới nhất
Lợi ích khi tuân thủ các mốc khám thai quan trọng trong thai kỳ
Khám thai là một hoạt động rất quan trọng đối với phụ nữ mang thai. Việc tuân thủ lịch khám thai theo chỉ định của bác sĩ giúp mẹ bầu theo dõi sự phát triển của thai nhi qua từng giai đoạn, đồng thời nhận được các lời khuyên về cách chăm sóc sức khỏe và chế độ dinh dưỡng cho bà bầu phù hợp trong từng tam cá nguyệt, từ đó đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.
Trong quá trình khám thai, mẹ bầu sẽ được kiểm tra tổng quát và thực hiện các xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm hình thái học... Những xét nghiệm này giúp phát hiện sớm các vấn đề bất thường đối với sức khỏe của mẹ và thai nhi.
>> Tham khảo: Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
9 mốc khám thai quan trọng mẹ bầu cần ghi nhớ trong thai kỳ
Mẹ bầu cần nhớ 9 mốc khám thai quan trọng trong thai kỳ (Nguồn: Huggies)
Khám thai lần đầu tiên: Thai kỳ 5-8 tuần
Lần khám thai đầu tiên là một trong các mốc khám thai quan trọng nhất, vào khoảng tuần thứ 5-8, ngay sau khi phát hiện có thai qua các dấu hiệu như trễ kinh từ 2-3 tuần, que thử thai hai vạch, hoặc các dấu hiệu mang thai sớm khác. Buổi khám thai đầu tiên, bác sĩ sẽ chỉ định một số xét nghiệm và kiểm tra sau đây:
- Kiểm tra cân nặng và đo chiều cao để tính chỉ số BMI, giúp đánh giá mức độ tăng cân của mẹ bầu. Nếu chỉ số BMI quá cao, bác sĩ sẽ tư vấn cách kiểm soát cân nặng trong suốt thai kỳ để giảm thiểu nguy cơ biến chứng.
- Kiểm tra huyết áp để xác định xem mẹ bầu có bị tăng huyết áp hay không, từ đó phòng ngừa nguy cơ tiền sản giật.
- Siêu âm để xác định vị trí làm tổ của phôi thai và loại trừ khả năng mang thai ngoài tử cung, tình huống có thể gây nguy hiểm.
- Xét nghiệm máu để kiểm tra sự hiện diện của hormone hCG trong trường hợp siêu âm chưa thấy rõ túi thai hoặc có dấu hiệu bất thường.
- Tính tuổi thai và ngày dự sinh, dựa trên kết quả siêu âm hoặc ngày đầu tiên của kỳ kinh gần nhất để tính ngày dự sinh, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.
>> Tham khảo:
- Phôi Thai Có Từ Tuần Thứ Mấy? Giai Đoạn Phát Triển Phôi Thai
- Mang thai 3 tháng đầu: Dấu hiệu thai nhi & mẹ phát triển tốt
Khám thai lần 2: Thai kỳ 8-10 tuần
Nếu như trong lần khám thai đầu tiên, khi siêu âm bác sĩ vẫn chưa nghe được tim thai hoặc chưa thấy phôi thai làm tổ, mẹ bầu sẽ được đặt lịch hẹn khám khi thai 8 tuần - thai 10 tuần. Trong lần khám thai này, mẹ bầu sẽ được kiểm tra toàn diện hơn về tim thai, phôi thai…
>> Tham khảo: Hướng Dẫn Tư Thế Ngủ Cho Bà Bầu Tốt Nhất Chuẩn Y Khoa
Khám thai lần 3: Thai kỳ 11-13 tuần 6 ngày
Đây là một trong các mốc khám thai quan trọng nhất với mục đích đo độ mờ da gáy và làm xét nghiệm để tầm soát hội chứng Down. Trong lần khám thai này, các mẹ sẽ được bác sĩ hỏi bệnh để xác định tiền căn sản phụ khoa, nội ngoại khoa cũng như các bệnh lý di truyền cần lưu ý. Mẹ bầu sẽ được hướng dẫn khám tổng quát về cân nặng, mạch, huyết áp, tim phổi và khám về sản khoa như khám âm đạo và đặt mỏ vịt lần khám đầu tiên.
Một số xét nghiệm máu tổng quát sẽ được thực hiện như huyết đồ, HBsAg, VDRL, HIV, đường huyết khi đói. + Nhóm máu, Rhesus. + Rubella: IgM, IgG. (CMV, Toxoplasmosis).
>> Tham khảo: Độ mờ da gáy ở thai nhi bao nhiêu là bình thường?
Khám thai lần 4: Thai kỳ 16-18 tuần
Tại mốc khám thai khi thai 16 tuần đến 18 tuần thì mẹ bầu sẽ được làm các xét nghiệm: Đo huyết áp, kiểm tra sự tăng cân của mẹ; Theo dõi sự phát triển của thai nhi và lắng nghe tim thai; Xét nghiệm nước tiểu kiểm tra các loại bệnh; Xét nghiệm Triple test nếu trước đó mẹ bầu chưa được thực hiện sàng lọc; Khám hội chẩn tiền sản nếu mẹ bầu có có phát hiện bất thường sau khi siêu âm thai.
>> Tham khảo: Sự phát triển của thai nhi theo tuần
Khám thai lần 5: Thai kỳ 20-24 tuần
Khám thai khi thai 20 tuần - thai 24 tuần là rất quan trọng việc giúp phát hiện và biết được những bất thường của thai kỳ như đa ối là gì, đa thai là gì, nhau tiền đạo, tiền sản giật cũng như khám tiền sản cho những thai phụ có combined test (xét nghiệm sàng lọc một số bất thường về di truyền) nguy cơ cao, tiền căn con dị tật bẩm sinh hoặc siêu âm phát hiện điều bất thường. Các mẹ cần siêu âm hình thái học hoặc 3D, 4D tối thiểu 1 lần ở tuổi thai từ 20-25 tuần.
Ở giai đoạn này khi khám thai và xét nghiệm sẽ phát hiện được các bất thường ở thai phụ như hở eo tử cung, tiền sản giật hoặc có các dấu hiệu dọa sảy thai sớm. Đồng thời, đây cũng là thời điểm mẹ bầu được khuyến nghị tiêm vắc xin uốn ván VAT mũi đầu.
Khám thai lần 6: Thai kỳ 24-28 tuần
Tương tự như các lần khám khác, mẹ bầu sẽ được kiểm tra cân nặng, theo dõi huyết áp, xét nghiệm nước tiểu. Đồng thời, bác sĩ sẽ theo dõi sự phát triển của thai nhi.
Lúc này các bác sĩ đã có thể siêu âm 4D để tầm soát các vấn đề hoặc nguy cơ bất thường ở thai nhi như vấn đề ở tim, chân tay, xương, não, thận, cột sống, bụng,...) và các vị trí có ổn định không cũng như lượng nước ối đang nuôi dưỡng thai nhi.
Đồng thời, các sĩ sẽ tầm soát đái tháo đường thai kỳ cho mẹ bầu và tiêm vắc xin VAT mũi 2. Thông thường, mũi 1 và mũi 2 cách nhau ít nhất 30 ngày và nên được chích trước khi sinh 1 tháng.
>> Tham khảo: 6 tư thế quan hệ khi mang thai an toàn cho bé
Khám thai lần 7: Thai kỳ 28-32 tuần
Sau khi đo huyết áp, cân nặng, xét nghiệm nước tiểu, theo dõi tim thai và sự phát triển của thai nhi, mẹ bầu có thể sẽ được siêu âm Doppler màu để phát hiện sớm các nguy cơ bất thường khác. Đồng thời siêu âm 4D sẽ được tiến hành để theo dõi lượng nước ối, ngôi thai và các dấu hiệu bất thường ở thai nhi.
>> Tham khảo: Mang thai 8 tháng bụng căng cứng nguy hiểm không?
Khám thai lần 8: Thai kỳ từ 32-36 tuần
Ngoài những xét nghiệm và thực hiện đo lường theo dõi sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi, các bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ bầu đếm cử động thai và thực hiện xét nghiệm non-stress test để đo sức khỏe thai nhi.
Như vậy, tóm lại ở mốc khám thai giai đoạn 23 đến 36, mẹ bầu sẽ được thực hiện các xét nghiệm sau:
- Triple test: thực hiện ở thai 14 tuần – 21 tuần, đối với những trường hợp chưa làm Combined test.
- Nghiệm pháp dung nạp đường ở tuổi thai từ 24 – 28 tuần tầm soát đái tháo đường thai kỳ.
Ngoài ra, các mẹ sẽ được hướng dẫn về dinh dưỡng trong thai kỳ, cách vệ sinh, sinh hoạt cũng như tư vấn lịch tái khám và chích ngừa uốn ván rốn.
Một số bất thường của mẹ có thể được phát hiện trong các mốc khám thai quan trọng từ tuần 23 đến 36 và sẽ được bác sĩ tư vấn như sau:
- Hở eo tử cung: các bác sĩ sẽ dựa vào tiền căn, lâm sàng và siêu âm đo chiều dài kệnh cổ tử cung, nếu dưới 25mm, và có dấu hiệu sẩy thai hoặc dọa sinh non, mẹ sẽ được tư vấn đặt vòng nâng cổ tử cung hay khâu vòng cổ tử cung dự phòng: từ 13 – 20 tuần.
- Nếu trong trường hợp mẹ bị u buồng trứng: mẹ sẽ được chỉ định siêu âm màu, XN AFP, bhCG và CA125 và cần hội chẩn viện đối với những trường hợp có chỉ định mổ.
- Đối với tiền sản giật: HA cao, Protein niệu (xét nghiệm nước tiểu).
>> Tham khảo:
- Cách chọc thai nhi đạp giúp bé phản xạ tốt ở tháng thứ 7
- Thai giáo là gì? Hướng dẫn thai giáo cho mẹ bầu từ chuyên gia
Khám thai lần 9: Thai kỳ 36-40 tuần
Lịch khám thai hay các mốc khám thai quan trọng của mẹ trong 1 tháng cuối được đề xuất như sau:
- Thai 36 tuần - 40 tuần: 1 tuần khám 1 lần.
- Thai 40 tuần 1 ngày - 40 tuần 6 ngày: khám ngoại và NST mỗi 3 ngày.
- Thai ≥ 41 tuần: nhập viện.
Trong buổi khám thai ở 1 tháng cuối, ngoài những phần khám tương tự như 3 tháng giữa thai thì từ tuần 36 trở đi cần xác định thêm:
- Ngôi thai.
- Ước lượng cân thai.
- Khung chậu.
- Tiên lượng sinh thường hay sinh khó.
- Hướng dẫn sản phụ đếm cử động thai.
- Lưu ý các triệu chứng chuyển dạ hay các bất thường khác.
Các siêu âm và xét nghiệm được thực hiện trong giai đoạn này:
- Siêu âm tối thiểu 1 lần lúc thai 32 tuần: xác định ngôi thai, lượng ối, vị trí nhau, đánh giá sự phát triển thai nhi.
- Siêu âm màu (thai 3 28 tuần) khi nghi ngờ thai chậm tăng trưởng trong tử cung, song thai một bánh nhau, mạch máu tiền đạo, dây rốn bám rìa. Lặp lại sau mỗi 2 tuần hoặc khi có chỉ định.
- CTG: đo tim thai (thực hiện khi có chỉ định).
- Quang kích chậu: khám khung chậu nghi ngờ.
Mẹ bầu có thai 29 tuần trở đi nên lưu ý lịch khám thai sẽ thay đổi khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như đau bụng, ra nước, ra huyết,…
>> Tham khảo:
- [Chi tiết] Dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh 3 tháng cuối theo tuần
- Lịch khám thai 3 tháng cuối mẹ bầu cần ghi nhớ
Khám thai rất quan trọng đối với mẹ và sức khỏe của bé (Nguồn: Sưu tầm)
Mẹ có biết:
Hành trình chuẩn bị đón chào bé yêu không thể thiếu sự đồng hành của Huggies Skin Perfect! Đây là sản phẩm mới nhất của Huggies, cùng bố mẹ trong hành trình chăm sóc thiên thần nhỏ của gia đình.
Kích ứng da là một trong những vấn đề thường gặp và gây ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé. Chính vì vậy, việc chọn loại tã chất lượng để bảo vệ làn da nhạy cảm của bé sơ sinh rất quan trọng! Thay thế cho dòng tã dán sơ sinh tràm trà, Huggies Skin Perfect đã được nâng cấp với nhiều cải tiến mới. Đây là chiếc tã cho bé đầu tiên tại Việt Nam sở hữu công nghệ DUAL ZONE với 2 vùng thấm hút riêng biệt cho phân và nước tiêu. Tã giúp giảm các tác nhân gây kích ứng da và duy trì pH trên da bé <7, hơn nữa còn giúp giảm đến 93% phân lỏng trên da bé. Bên cạnh đó, tã Skin Perfect với chất liệu êm mềm và khả năng thấm hút đến 12h sẽ cho bé yêu một giấc ngủ thật sâu.
Nếu bố mẹ cần thêm thông tin chi tiết về Skin Perfect, gọi ngay Hotline 18001546 để được tư vấn chi tiết hơn về sản phẩm! Huggies Skin Perfect chính là người bạn đồng hành "perfect" trong hành trình đầu đời của con!
Bên cạnh đó, Huggies còn có Tã sơ sinh cao cấp Huggies Naturemade đạt chất lượng 5 sao từ Viện nghiên cứu Đức an toàn cho da bé sơ sinh có bề mặt làm từ sợi thiên nhiên 100% nhập khẩu từ châu Âu, cùng vitamin E từ dầu mầm lúa mạch. Hơn nữa, sản phẩm còn sở hữu công nghệ ZeroFeel siêu mỏng chỉ 5mm, bề mặt thấm hút nhanh, không chứa các hóa chất độc hại, đảm bảo tốt lành cho làn da bé.
Tã Huggies Skin Perfect với khả năng giảm đến 93% phân lỏng trên da bé (Nguồn: Huggies)
Những lưu ý mẹ bầu cần nhớ khi đi khám thai
Để buổi khám thai diễn ra hiệu quả, mẹ bầu cần ghi nhớ những điểm sau nhé:
- Trang phục thoải mái: Mẹ bầu nên mặc váy bầu hoặc trang phục dễ thay đổi để thuận tiện khi khám, tránh phải thay đồ tại cơ sở y tế.
- Chế độ ăn uống: Tránh sử dụng chất kích thích trước khi đi khám thai. Nếu có lịch kiểm tra đường huyết, mẹ cần tuân thủ việc nhịn đói theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu siêu âm thai 4D hoặc đo tim thai, mẹ cần ăn no để bé máy đạp. Ngoài ra, mẹ nên đem theo sữa, bánh ngọt, nước lọc để ăn trong lúc chờ đợi hoặc sau khi làm xét nghiệm, tránh bị mất sức.
- Trước khi siêu âm: Đối với giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ bầu nên uống nhiều nước để hình ảnh siêu âm rõ ràng hơn. Sang giai đoạn sau, do thai nhi lớn hơn, mẹ cần đi tiểu trước khi siêu âm để giúp việc quan sát hình ảnh thai nhi dễ dàng hơn.
- Vệ sinh cơ thể: Mẹ bầu nên vệ sinh sạch sẽ vùng kín, đặc biệt trong những lần khám cần thực hiện siêu âm đầu dò trong giai đoạn đầu thai kỳ.
- Chuẩn bị hồ sơ khám thai: Hãy lưu lại các hồ sơ khám thai trước để bác sĩ có thể theo dõi quá trình phát triển của thai nhi một cách chính xác.
- Xin giấy xác nhận khám thai: Nếu mẹ bầu tham gia bảo hiểm xã hội, đừng quên xin giấy xác nhận khám thai tại cơ sở y tế để được hưởng quyền lợi bảo hiểm theo chế độ.
>> Tham khảo: Danh sách đồ sơ sinh cho bé đầy đủ và tiết kiệm nhất - 9 món
Mẹ nhớ mặc trang phục thoải mái để thuận tiện cho việc khám thai (Nguồn: Sưu tầm)
Câu hỏi thường gặp về mốc khám thai
Xét nghiệm sàng lọc 3 tháng đầu gồm những gì?
Xét nghiệm sàng lọc 3 tháng đầu bao gồm các xét nghiệm quan trọng như:
- Xét nghiệm máu: Kiểm tra nhóm máu, yếu tố Rh, công thức máu, và các bệnh truyền nhiễm như HIV, viêm gan B, giang mai,....
- Xét nghiệm Rubella IgM và IgG: Xác định mẹ có miễn dịch với bệnh Rubella hay không, tránh nguy cơ dị tật cho thai nhi.
- Xét nghiệm Double Test: Sàng lọc nguy cơ thai nhi mắc hội chứng Down, Trisomy 13 và 18.
- Siêu âm: Để xác định tuổi thai, vị trí thai, phát hiện các bất thường về hình thái học, và đánh giá sự phát triển của thai nhi..
- Xét nghiệm nước tiểu: Phát hiện tiểu đường thai kỳ, nhiễm trùng tiểu.
Kiểm tra dị tật thai nhi ở tuần thứ mấy?
Thời điểm lý tưởng để siêu âm chẩn đoán và sàng lọc dị tật thai nhi là vào tuần 12-13, nhằm đo khoảng sáng sau gáy, phát hiện những dấu hiệu nghi ngờ bất thường nhiễm sắc thể. Trong giai đoạn này, có thể phát hiện một số dị tật sớm như thai vô sọ, khe hở cột sống, thoát vị rốn và khe hở thành bụng.
Xét nghiệm NIPT tuần thứ mấy là tốt nhất?
Thời điểm lý tưởng để thực hiện xét nghiệm NIPT là từ tuần 12 đến tuần 14 của thai kỳ, tốt nhất là sau khi đã siêu âm khảo sát hình thái học ở 3 tháng đầu và đo độ mờ da gáy. Lần xét nghiệm muộn nhất có thể thực hiện là vào tuần thứ 24 của thai kỳ.
Thời điểm nào siêu âm 4d là tốt nhất?
Thời điểm tốt nhất để thực hiện siêu âm 4D là từ 20 đến 24 tuần của thai kỳ. Vào giai đoạn này, các đặc điểm hình thái học của thai nhi đã phát triển tương đối hoàn thiện, giúp siêu âm 4D cung cấp hình ảnh rõ nét và chi tiết về khuôn mặt, cử động và các đặc điểm khác của bé. Đây cũng là lúc mẹ bầu có thể nhìn thấy những hình ảnh sinh động và cảm nhận được sự phát triển của thai nhi trong bụng.
>> Chủ đề có thể mẹ quan tâm:
- 999+ Tên hay cho bé gái đẹp và ý nghĩa, may mắn
- 500+ Biệt Danh Đáng Yêu Cho Bé Gái: Tạo Tên Cute và Ý Nghĩa
- Đặt tên con theo ngũ hành, phong thuỷ hợp mệnh và hợp tuổi bố mẹ
Việc theo dõi thai kỳ thông qua các mốc khám thai và các xét nghiệm quan trọng không chỉ mang lại sự an tâm cho bà bầu mà còn góp phần quan trọng vào việc bảo vệ sức khỏe của thai nhi. Từ việc kiểm tra sức khỏe thai nhi, xác định phát triển, đến việc phát hiện sớm các vấn đề có thể phát sinh, tất cả đều đóng vai trò quan trọng trong quá trình mang thai. Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo thêm thông tin tại chuyên mục Mang thai và Sinh con nhé!.
>> Nguồn tham khảo: