MỤC LỤC BÀI VIẾT
- Tầm quan trọng của việc theo dõi các chỉ số thai nhi theo tuần
- Các chỉ số thai nhi trong kết quả khám thai mẹ cần biết là gì?
- Bảng theo dõi các chỉ số thai nhi theo tuần chuẩn WHO chi tiết
- Các yếu tố có thể tác động đến các chỉ số thai nhi theo tuần
- Các mốc khám thai quan trọng theo tuần mẹ không nên bỏ qua
- Những câu hỏi thường gặp về chỉ số thai nhi theo tuần
Các chỉ số thai nhi thường được thể hiện trong kết quả siêu âm thai với nhiều ký hiệu viết tắt khác nhau. Các chỉ số thai nhi theo tuần như chiều dài đầu mông, chiều dài xương đùi, chu vi đầu… đều rất quan trọng. Tuy nhiên, làm thế nào để phân biệt chính xác các chỉ số phát triển của thai nhi này? Hãy cùng Huggies tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
>> Tham khảo thêm:
- Bảng cân nặng và chiều dài thai nhi theo tuần, tiêu chuẩn WHO
- Chiều Dài Xương Mũi Thai Nhi Bao Nhiêu Là Chuẩn?
Tầm quan trọng của việc theo dõi các chỉ số thai nhi theo tuần
Trước khi tìm hiểu về kết quả các chỉ số thai nhi, mẹ bầu cần hiểu rõ ý nghĩa của chúng và tại sao nên theo dõi. Thực tế, các chỉ số siêu âm thai nhi là các con số thể hiện sự thay đổi về chiều dài mông – đầu, đường kính túi thai, đường kính lưỡng đỉnh, chu vi vòng bụng, chiều dài xương đùi, chu vi đầu và cân nặng ước tính,...
Các chỉ số này được ghi lại dưới dạng ký hiệu viết tắt trên bảng kết quả siêu âm. Việc hiểu và theo dõi những con số này qua các lần siêu âm sẽ giúp mẹ kiểm tra sự phát triển của con trong từng giai đoạn khi còn trong bụng mẹ. Đây là cách tốt nhất để mẹ bầu có thể đánh giá tình trạng sức khỏe và sự phát triển của thai nhi của mình.
>> Tham khảo: Mang thai 3 tháng đầu: Dấu hiệu thai nhi & mẹ phát triển tốt
Tầm quan trọng của theo dõi chỉ số thai nhi là gì (Nguồn: Sưu tầm)
Các chỉ số thai nhi trong kết quả khám thai mẹ cần biết là gì?
Có rất nhiều thuật ngữ về các chỉ số phát triển của thai nhi. Huggies mách mẹ một số thuật ngữ và chữ viết tắt một số chỉ số thai nhi quan trọng thôi nhé!
Giải nghĩa các chỉ số thai nhi phổ biến
- GA (Gestational age): Tuổi thai tính từ ngày đầu của chu kỳ kinh cuối
- CRL (Crown rump length): Chiều dài đầu mông. Thông thường các bé trong nửa đầu thai kỳ sẽ cuộn người nên rất khó đo chiều dài đầu – chân. Chỉ vào những tuần cuối thai kỳ, chiều dài đầu mông sẽ được thay thế bằng chiều dài đầu – chân.
- BPD (Biparietal diameter): Đường kính lưỡng đỉnh, là đường kính lớn nhất ở mặt cắt vòng đầu bé
- FL (Femur length): Chiều dài xương đùi
- EFW (Estimated fetal weight): Cân nặng thai nhi ước tính
- GSD (Gestational sac diameter): Đường kính túi thai được đo trong những tuần đầu của thai kỳ, lúc thai chưa có sự hình thành các cơ quan.
Một số ký hiệu khác trong kết quả siêu âm hoặc bảng theo dõi thai nhi
- TTD (Transverse trunk diameter): Đường kính ngang bụng
- APTD (Anterior-Posterior thigh diameter): Đường kính trước và sau bụng
- HC (Head circumference): Chu vi đầu
- AC (Abdominal circumference): Chu vi vòng bụng
- AF (Amniotic fluid): Nước ối
- AFI (Amniotic fluid index): Chỉ số nước ối
- OFD (Occipital frontal diameter): Đường kính xương chẩm
- EDD (Estimated date of delivery): Ngày sinh ước đoán.
>> Tham khảo: Cách tính tuổi thai theo ngày quan hệ và chu kỳ kinh chính xác
Các chỉ số thai nhi mẹ cần biết (Nguồn: Sưu tầm)
Các thuật ngữ có liên quan trong báo cáo sức khỏe thai nhi
- LMP: Last Menstrual Period - Giai đoạn kinh nguyệt cuối.
- BBT: Basal Body Temperature - Nhiệt độ cơ thể cơ sở.
- FBP: Fetal Biophysical Profile - Sơ lược tình trạng sinh lý của thai.
- FG: Fetal Growth - Sự phát triển của thai.
- OB/GYN: Obstetrics/Gynecology - Sản/phụ khoa.
- FHR: Fetal Heart Rate - Nhịp tim thai.
- FM: Fetal Movement - Sự di chuyển của thai.
- FBM: Fetal Breathing Movement - Sự dịch chuyển hô hấp.
- PL: Placenta Level - Đánh giá mức độ nhau thai.
>> Tham khảo:
- [Chi tiết] Dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh 3 tháng cuối theo tuần
- 10 lưu ý cho mẹ bầu khi mang thai 3 tháng cuối kỳ
Bảng theo dõi các chỉ số thai nhi theo tuần chuẩn WHO chi tiết
Bảng chỉ số thai nhi theo tuần mới nhất theo WHO cung cấp thông tin chi tiết giúp mẹ bầu nắm rõ sự phát triển của thai nhi qua từng giai đoạn. Lưu ý rằng từ tuần thai thứ 21 trở đi, chiều dài thai nhi sẽ được đo từ đầu đến chân thay vì từ đầu đến mông.
Chỉ số thai nhi từ 0 - 4 tuần tuổi
Trong giai đoạn đầu từ 0 - 4 tuần tuổi, phôi thai đang ở giai đoạn phát triển sơ khai và rất nhỏ, hầu như chưa có sự thay đổi rõ rệt về mặt kích thước mà mẹ có thể cảm nhận được. Phần lớn các mẹ bầu chỉ phát hiện mình mang thai khi bị trễ kinh hoặc xuất hiện các triệu chứng như buồn nôn, mệt mỏi. Trong nhiều trường hợp, dù kết quả que thử thai 2 vạch, túi thai vẫn có thể chưa dịch chuyển vào tử cung, làm cho việc phát hiện thai nhi qua siêu âm trở nên khó khăn.
Ở giai đoạn này, siêu âm chủ yếu được sử dụng để xác nhận việc mang thai, nhưng chưa thể theo dõi cụ thể các chỉ số phát triển của thai nhi. Đây là giai đoạn quan trọng để đảm bảo rằng thai đã nằm đúng vị trí và mẹ bầu có sức khỏe tốt để chuẩn bị cho các tuần tiếp theo của thai kỳ.
>> Tham khảo thêm:Thai 4 Tuần Đã Vào Tử Cung Chưa? Thai Phát Triển Như Thế Nào?
Chỉ số thai nhi theo tuần từ 0 - 4 tuần tuổi (Nguồn: Sưu tầm)
Bảng chỉ số thai nhi theo tuần từ 4 - 20 tuần tuổi
Tuổi thai nhi theo tuần |
CRL (Chiều dài đầu mông) |
BPD (Đường kính lưỡng đỉnh) |
FL (Chiều dài xương đùi) |
EFW (Cân nặng thai ước tính) |
-- |
-- |
-- |
-- |
|
-- |
-- |
-- |
-- |
|
4-7mm |
-- |
-- |
-- |
|
9-15mm |
-- |
-- |
0,5-2gr |
|
16-22mm |
-- |
-- |
1-3gr |
|
23-30mm |
-- |
-- |
3-5gr |
|
31-40mm |
-- |
-- |
5-7gr |
|
41-51mm |
-- |
-- |
12-15gr |
|
53mm |
-- |
-- |
18-25gr |
|
74mm |
21mm |
-- |
35-50gr |
|
87mm |
25mm |
14mm |
60-80gr |
|
101mm |
29mm |
17mm |
90-110gr |
|
116mm |
32mm |
20mm |
121-171gr |
|
130mm |
36mm |
23mm |
150-212gr |
|
142mm |
39mm |
25mm |
185-261gr |
|
153mm |
43mm |
28mm |
227-319gr |
|
164mm |
46mm |
31mm |
275-387gr |
>> Tham khảo thêm:
- Thai giáo là gì? Hướng dẫn thai giáo từ chuyên gia
- Nhìn bụng biết có thai như thế nào? Cách nhận biết có thai tại nhà
Các chỉ số thai nhi theo tuần 4 – 20. (Nguồn: Huggies)
Bảng chỉ số siêu âm thai nhi theo tuần 21 - 40 theo WHO
Trong giai đoạn từ tuần 21 đến 40, thai nhi phát triển mạnh mẽ và hoàn thiện các cơ quan. Dưới đây là bảng tham khảo giúp mẹ theo dõi sự phát triển của bé qua từng tuần dựa trên các chỉ số tiêu chuẩn siêu âm.
Tuổi thai nhi theo tuần |
CRL (Chiều dài đầu mông) |
BPD (Đường kính lưỡng đỉnh) |
FL (Chiều dài xương đùi) |
EFW (Cân nặng thai ước tính) |
26,7mm |
50mm |
34mm |
399gr |
|
27,8mm |
53mm |
36mm |
478gr |
|
28,9mm |
56mm |
39mm |
568gr |
|
30mm |
59mm |
42mm |
679gr |
|
34,6mm |
62mm |
44mm |
785gr |
|
35,6mm |
65mm |
47mm |
913gr |
|
36,6mm |
68mm |
49mm |
1055gr |
|
37,6mm |
71mm |
52mm |
1210gr |
|
38,6mm |
73mm |
54mm |
1379gr |
|
39,9mm |
76mm |
56mm |
1559gr |
|
41,1mm |
78mm |
59mm |
1751gr |
|
42,4mm |
81mm |
61mm |
1953gr |
|
43,7mm |
83mm |
63mm |
2162gr |
|
45mm |
85mm |
65mm |
2377gr |
|
46,2mm |
87mm |
67mm |
2595gr |
|
47,4mm |
89mm |
68mm |
2813gr |
|
48,6mm |
90mm |
70mm |
3028gr |
|
49,8mm |
92mm |
71mm |
3236gr |
|
50,7mm |
93mm |
73mm |
3435gr |
|
51,2mm |
94mm |
74mm |
3619gr |
Thời gian từ khi thụ thai đến khi ra đời của trẻ sẽ kéo dài tầm 40 tuần. Từ khi thai 1 tuần - 4 tuần, thai nhi chỉ là một phôi thai rất nhỏ. Ngay cả khi túi thai vào tử cung, hình ảnh thai nhi trên các thiết bị siêu âm vẫn chưa thể hiện rõ ràng. Vì vậy, nếu trong giai đoạn này mẹ chưa nhìn thấy túi thai, không cần quá lo lắng. Có thể thai nhi đang phát triển ở một vị trí trong tử cung mà máy siêu âm chưa thể phát hiện, nhưng sẽ sớm hiện rõ hơn trong các lần kiểm tra sau. Các chỉ số thai nhi từ tuần 4-7 mẹ cần lưu ý là chiều dài đầu mông và đường kính túi thai. Tuần thai thứ 6, đường kính túi thai có thể trong khoảng 14-25mm. Từ tuần thai thứ 7, kết quả siêu âm sẽ cho thấy chiều dài đầu mông của bé.
>> Tham khảo: 9 mốc khám thai quan trọng mẹ bầu cần ghi nhớ trong thai kỳ
Các chỉ số thai nhi theo tuần 21 – 40. (Nguồn: Huggies)
Đường kính lưỡng đỉnh BPD bình thường là bao nhiêu?
Đường kính lưỡng đỉnh (BPD) là chỉ số quan trọng trong việc đánh giá sự phát triển của thai nhi. Từ tuần thứ 13 đến tuần thứ 40 của thai kỳ, chỉ số BPD trung bình dao động từ 88 – 100mm, với mức trung bình khoảng 94mm.
Nếu chỉ số BPD nhỏ hơn bình thường, có thể là dấu hiệu thai nhi chậm phát triển hoặc phần đầu của bé phẳng hơn so với tiêu chuẩn. Ngược lại, chỉ số BPD quá lớn cho thấy thai nhi có phần đầu lớn, điều này có thể gây khó khăn trong quá trình sinh thường, đặc biệt là ở mang thai lần đầu. Trường hợp chỉ số BPD cùng với các chỉ số khác vượt ngưỡng thông thường có thể là dấu hiệu của tình trạng tiểu đường thai kỳ. Trong những tình huống này, bác sĩ thường khuyến nghị mẹ bầu nên sinh mổ để đảm bảo an toàn.
Khi chỉ số BPD không nằm trong mức chuẩn, bác sĩ có thể yêu cầu siêu âm lại hoặc thực hiện các xét nghiệm sâu hơn, như chọc ối kiểm tra DNA, để đánh giá chính xác tình trạng sức khỏe của thai nhi. Tuy nhiên, đánh giá sự phát triển của thai nhi không chỉ dựa vào BPD, mà còn kết hợp với các chỉ số khác như chiều dài xương đùi, chu vi vòng bụng và chu vi vòng đầu để có cái nhìn tổng thể về sự phát triển não bộ và thể chất của thai nhi.
>> Tham khảo thêm: Rỉ ối là gì? Nước rỉ ối có màu gì? Dấu hiệu nhận biết rỉ ối và vỡ ối
Các chỉ số thai nhi quan trọng được thể hiện trong kết quả siêu âm kiểm tra. (Nguồn: Sưu tầm)
Ngoài ra, bác sĩ Bùi Thị Thu Hà còn lưu ý thêm rằng:
Các số đo trên chỉ mang tính chất tham khảo tương đối, còn để đánh giá sâu sát về sự phát triển của thai nhi thì các chuyên gia cần dựa trên các số đo cụ thể như lưỡng đỉnh, chu vi đầu, chu vi bụng, xương đùi…với các bách phân vị nằm trong giới hạn bình thường 10-90%. Các bác sĩ sẽ dựa vào các chỉ số bất thường, ví dụ như số đo đầu nhỏ, chụ vi bụng (AC) nhỏ <3% hay cân nặng thai <3% để chẩn đoán thai có thể bị chậm tăng trưởng trong tử cung (FGR) và tiến hành kiểm tra thêm nhằm phát hiện và theo dõi kịp thời tình trạng của thai nhi.
>> Mẹ có thể tham khảo thêm các xét nghiệm và siêu âm quan trọng trong thai kỳ mà mẹ nhất định phải biết:
Các yếu tố có thể tác động đến các chỉ số thai nhi theo tuần
Chỉ số phát triển của thai nhi có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm:
- Chế độ dinh dưỡng của mẹ: Việc duy trì một chế độ ăn uống đa dạng, đầy đủ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng giúp cung cấp đủ dưỡng chất cho thai nhi. Điều này tạo điều kiện để chỉ số thai nhi phát triển đạt mức chuẩn theo từng tuần.
- Tình trạng sức khỏe của mẹ: Những mẹ bầu có thể trạng nhỏ, gầy có nguy cơ sinh con nhẹ cân cao hơn so với những mẹ có thể trạng khỏe mạnh. Nếu mẹ mắc các bệnh lý như huyết áp cao hay tiền sản giật, việc cung cấp dưỡng chất và máu cho thai nhi có thể gặp khó khăn, dẫn đến nguy cơ suy dinh dưỡng. Ngược lại, cân nặng mẹ bầu tăng quá mức hoặc tiểu đường thai kỳ có thể khiến thai nhi phát triển không cân đối với cân nặng vượt mức tiêu chuẩn.
- Số lượng thai nhi: Trong trường hợp mẹ mang đa thai, chỉ số phát triển của từng thai nhi sẽ khác so với tiêu chuẩn dành cho thai đơn, do sự cạnh tranh nguồn dinh dưỡng giữa các bé trong bụng.
Xem thêm: Ăn gì để con tăng cân nhanh và đều, lời khuyên dành cho mẹ bầu
Mẹ tăng cân không kiểm soát ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của mẹ và các chỉ số thai nhi. (Nguồn: Sưu tầm)
Các mốc khám thai quan trọng theo tuần mẹ không nên bỏ qua
Hầu hết các mẹ bầu đều băn khoăn về thời điểm chính xác để đi khám thai trong suốt thai kỳ. Dưới đây là các mốc khám thai mẹ bầu nên ghi nhớ:
- Khám thai lần đầu khi thai 5 tuần - 8 tuần: Đây là thời điểm quan trọng để bác sĩ đánh giá tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi qua một số kiểm tra, xét nghiệm nhằm đảm bảo thai kỳ diễn ra an toàn và thuận lợi.
- Thai 8 - 10 tuần: Siêu âm xác định tim thai, kích thước túi ối, chiều dài phôi để xem thai có phát triển tương xứng với tuổi thai hay không.
- Thai 11 - 13 tuần 6 ngày: Đây là thời điểm vàng để phát hiện một số các bất thường thai nhi nếu có, thời điểm đo khoảng sáng sau gáy nhằm dự đoán một số bất thường nhiễm sắc thể. Kết hợp làm xét nghiệm double test sàng lọc bệnh Down.
- Thai 16 - 18 tuần: Trong lần siêu âm này sẽ giúp bác sĩ phát hiện các bất thường về hình thái của thai nhi như mặt mũi, chân tay… xem có sứt môi, hở hàm ếch, dị dạng ở cơ quan hay không để từ đó có can thiệp kịp thời. Giai đoạn này mẹ bầu sẽ được thực hiện xét nghiệm sàng lọc Triple test để dự đoán nguy cơ bị Down và bất thường nhiễm sắc thể của thai.
- Thai 20 - 24 tuần: Giai đoạn quan trọng đánh giá dị tật tim bẩm sinh, phổi… và sự phát triển của thai nhi để sớm có điều chỉnh hợp lý đồng thời kết hợp với khám thai để theo dõi thai nhi một cách chặt chẽ nhất.
- Thai 24 - 28 tuần: Tầm soát các dị tật muộn như giãn thận, não thất,.. đánh giá rau thai, ngôi thai từ tuần 30. Làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ giai đoạn 24-28 tuần.
- Thai 30 - 32 tuần: Siêu âm thai 32 tuần với ý nghĩa giúp xác định ngôi thai, rau, ối tiên lượng sinh. Siêu âm 4D để xác định lần cuối về dị tật của thai, theo dõi doppler động mạch rốn, não, động mạch tử cung, kết hợp với khám tổng quát cho mẹ. xem xét vị trí ngôi thai, để đánh giá, tiên lượng cho cuộc sinh sắp tới để các mẹ lựa chọn nơi sinh hợp lý.
- Thai 32 - 36 tuần: Siêu âm kiểm tra trọng lượng thai, nước ối, dây rốn, đo monitor đánh giá tình trạng phát triển của thai, đánh giá tiên lượng các dấu hiệu suy thai.
>> Tham khảo: Lịch khám thai 3 tháng cuối mẹ bầu cần ghi nhớ
Mẹ có biết:
Hành trình chuẩn bị đón chào bé yêu không thể thiếu sự đồng hành của Huggies Skin Perfect! Đây là sản phẩm mới nhất của Huggies, cùng bố mẹ trong hành trình chăm sóc thiên thần nhỏ của gia đình.
Kích ứng da là một trong những vấn đề thường gặp và gây ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé. Chính vì vậy, việc chọn loại tã chất lượng để bảo vệ làn da nhạy cảm của bé sơ sinh rất quan trọng! Thay thế cho dòng tã dán sơ sinh tràm trà, Huggies Skin Perfect đã được nâng cấp với nhiều cải tiến mới. Đây là chiếc tã cho bé đầu tiên tại Việt Nam sở hữu công nghệ DUAL ZONE với 2 vùng thấm hút riêng biệt cho phân và nước tiêu. Tã giúp giảm các tác nhân gây kích ứng da và duy trì pH trên da bé <7, hơn nữa còn giúp giảm đến 93% phân lỏng trên da bé. Bên cạnh đó, tã Skin Perfect với chất liệu êm mềm và khả năng thấm hút đến 12h sẽ cho bé yêu một giấc ngủ thật sâu.
Nếu bố mẹ cần thêm thông tin chi tiết về Skin Perfect, gọi ngay Hotline 18001546 để được tư vấn chi tiết hơn về sản phẩm! Huggies Skin Perfect chính là người bạn đồng hành "perfect" trong hành trình đầu đời của con!
Bên cạnh đó, Huggies còn có Tã sơ sinh cao cấp Huggies Naturemade đạt chất lượng 5 sao từ Viện nghiên cứu Đức an toàn cho da bé sơ sinh có bề mặt làm từ sợi thiên nhiên 100% nhập khẩu từ châu Âu, cùng vitamin E từ dầu mầm lúa mạch. Hơn nữa, sản phẩm còn sở hữu công nghệ ZeroFeel siêu mỏng chỉ 5mm, bề mặt thấm hút nhanh, không chứa các hóa chất độc hại, đảm bảo tốt lành cho làn da bé.
Tã Huggies Skin Perfect với khả năng giảm đến 93% phân lỏng trên da bé (Nguồn: Huggies)
Những câu hỏi thường gặp về chỉ số thai nhi theo tuần
Chỉ số AC trong siêu âm thai là gì?
Chỉ số AC là viết tắt của Abdominal Circumference, có nghĩa là chu vi vòng bụng của thai nhi và được tính bằng đơn vị mm. Chỉ số AC thường được đo từ tuần thứ 14 của thai kỳ giúp bác sĩ đánh giá kích thước và sự tăng trưởng của em bé, bao gồm lượng mỡ cơ thể và sự phát triển của các cơ quan nội tạng, đặc biệt là gan.
Ăn gì để tăng đường kính lưỡng đỉnh?
Để giúp tăng đường kính lưỡng đỉnh (BPD) của thai nhi, mẹ bầu nên bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng, đặc biệt là các loại thực phẩm chứa nhiều axit folic: sữa, sữa cho bà bầu, cam, bông cải xanh, lòng đỏ trứng, bơ, khoai tây, ngũ cốc,...
Theo dõi chỉ số thai nhi theo tuần giúp phụ huynh nắm bắt sự phát triển của bé và đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi. Hãy chú ý đến các triệu chứng bất thường và luôn duy trì lối sống lành mạnh để hỗ trợ quá trình phát triển của thai nhi. Bố mẹ có thể tìm hiểu và thảo luận với các chuyên gia trong lĩnh vực Mang thai - Sinh con. Đừng ngần ngại đặt câu hỏi về Góc chuyên gia để mẹ có thêm thông tin chi tiết.
>> Có thể mẹ quan tâm cho hành trình chăm sóc con sắp tới: