MỤC LỤC BÀI VIẾT
Khủng hoảng tuổi lên 2 là vấn đề mà mẹ hẳn đã từng nghe qua trong những cuộc trao đổi với chuyên gia hay các mẹ khác. Đây là một trong những giai đoạn phát triển hoàn toàn bình thường của trẻ nhưng thường kèm theo những cơn giận dữ, hành vi bất đồng, cảm xúc thất vọng. Cùng Huggies tìm hiểu khủng hoảng tuổi lên 2 là gì và làm sao giúp con vượt qua giai đoạn này mẹ nhé!
>>Tham khảo:
Khủng hoảng tuổi lên 2 là gì?
Khủng hoảng tuổi lên 2 là giai đoạn chuyển biến tâm lý rõ rệt của trẻ ở thời kỳ từ 18 tháng đến 3 tuổi khi trẻ gặp khó khăn với việc phụ thuộc vào cha mẹ và mong muốn tự lập.
Bé háo hức làm mọi thứ theo cách riêng của mình, nhưng bé bắt đầu phát hiện ra rằng phải tuân theo những quy tắc nhất định. Khó khăn của sự phát triển bình thường này có thể dẫn đến hành vi không phù hợp, thất vọng, cảm giác mất kiểm soát và nổi cơn thịnh nộ.
Khủng hoảng tuổi lên 2 kéo dài bao lâu?
Khủng hoảng tuổi lên 2 sẽ giảm bớt khi trẻ hiểu rõ bản thân, quy tắc hơn, biết cách truyền đạt được ý muốn của mình tới người khác cũng như học cách giữ bình tĩnh để kiểm soát cảm xúc của mình. Mỗi trẻ lại có một tốc độ phát triển, học hỏi khác nhau, thế nên rất khó để khẳng định cụ thể được khủng hoảng tuổi lên 2 sẽ chấm dứt khi nào.
>>Tham khảo: Nuôi dạy con theo phương pháp EASY
Dấu hiệu khủng hoảng tuổi lên 2 thường gặp
Giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2 không nhất thiết bắt đầu sau khi trẻ được 2 tuổi mà có thể đến sớm hơn. Thậm chí, một số trẻ có biểu hiện thay đổi tâm trạng thường xuyên và hay cáu giận từ trước khi tròn 1 tuổi.
Thông thường, đây là giai đoạn bé bắt đầu chập chững biết đi, phát triển đầy đủ về trí tuệ và thể chất. Bé cũng đang bắt đầu biết:
- Đi bộ
- Nói chuyện
- Có ý kiến cá nhân
- Tìm hiểu về cảm xúc
- (Thỉnh thoảng) thấu hiểu thông qua việc biết chia sẻ và nhường nhau
>>Tham khảo: Trang trí sinh nhật cho bé trai, bé gái tại nhà
Đồng thời, trong giai đoạn này, trẻ sẽ tự nhiên muốn khám phá môi trường của chúng và làm những gì bé muốn theo cách riêng của mình. Bên cạnh đó, thời kỳ này được đặc trưng bởi hành vi thách thức, bao gồm nói “không”, đánh, đá, cắn hoặc bỏ qua các quy tắc đã được ba mẹ đặt ra từ trước.
Thực ra, trẻ đang cố thể hiện sự độc lập của mình,nhưng lại không có đủ kỹ năng giao tiếp và vốn từ vựng về cảm xúc để bày tỏ. Do không có cách nào thể hiện được các cảm xúc của mình, trẻ trở nên bực bội, cáu kỉnh, có những hành vi như la hét, cắn, đá hoặc bỏ chạy.
>>Tham khảo: Trẻ bị tiêu chảy uống thuốc gì?
Dưới đây là một số trường hợp dẫn đến tình trạng khủng hoảng tuổi lên 2:
- Không có kỹ năng ngôn ngữ để thể hiện rõ ràng những gì trẻ muốn.
- Trẻ có thể không đủ kiên nhẫn để đợi đến lượt mình.
- Trẻ nghĩ mình có thể phối hợp tay và chân nhịp nhàng, tự mình đổ sữa hoặc bắt bóng. Nhưng thực ra trẻ chưa thể.
Trẻ thể hiện sự độc lập của mình, không nhờ sự giúp đỡ của ba mẹ (Nguồn: Sưu tầm)
Dù không có danh sách rõ ràng về các dấu hiệu cho thấy bé đang trong giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2 và mỗi bé đều có cách thể hiện khác nhau nhưng vẫn có một vài dấu hiệu chung để nhận biết sau đây:
1. Dễ bùng nổ cảm xúc cáu gắt
Những cơn giận dữ có thể bao gồm từ than vãn nhẹ đến những cơn giận dữ “kinh hoàng”. Ngoài việc khóc trong cơn giận dữ, trẻ còn có thể vô tình thể hiện các hành vi, bao gồm:
- Đánh
- Đá
- Cắn
- Ném mọi thứ
>>Tham khảo: Tại sao trẻ ăn vào là bị nôn, có nguy hiểm không?
Theo kết quả từ một nghiên cứu năm 2003, ước tính khoảng 75% các cơn giận dữ ở trẻ từ 18 đến 60 tháng kéo dài từ 5 phút trở xuống. Mức độ xảy ra ở trẻ em trai hay gái đều như nhau.
2. Muốn làm theo ý thích
Mỗi ngày, trẻ sẽ học thêm được nhiều kỹ năng, khả năng mới và muốn trải nghiệm nó. Điều này có thể dẫn đến việc trẻ phản đối những điều mà trước đây ba mẹ vẫn thường làm cho trẻ như nắm tay sang đường, giúp bé mặc quần áo hoặc leo lên cầu trượt ở sân chơi.
Về cơ bản, khủng hoảng tuổi lên 2 cho phép bé thử nghiệm, khẳng định sự độc lập, học cách truyền đạt nhu cầu và mong muốn, cũng như nhận ra rằng những ham muốn đó đôi khi có thể khác với người khác.
>>Tham khảo: Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì?
3. Nói “không” nhiều hơn với yêu cầu từ người lớn
Đôi lúc trẻ sẽ làm bạn bối rối khi bày tỏ “không” một cách vô nghĩa trong nhiều tình huống, ví dụ như khi bạn đưa cho bé đồ ăn vặt, đồ chơi yêu thích, chúc bé ngủ ngon,… Tuy nhiên, hãy thông cảm và thấu hiểu cho trẻ trong giai đoạn này nhé!
4. Tâm trạng bất thường và khó kiểm soát
Mẹ có thể nhận thấy một phút trước trẻ đang hạnh phúc và yêu thương, nhưng phút tiếp theo la hét, khóc lóc và đau khổ. Tất cả đều có thể bắt nguồn từ các cảm xúc thất vọng khi muốn tự mình làm mọi việc mà không có kỹ năng cần thiết để hiểu và trao đổi cùng đối phương.
Bé hay quấy khóc, la hét, đánh đá khó kiểm soát (Nguồn: Sưu tầm)
5. Đá, đánh, cắn khi bảo vệ thứ bé sở hữu
Và cũng trong giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2, trẻ đang tìm hiểu khái niệm về sự sở hữu. Do đó, bé sẽ trở nên nhạy cảm với “lãnh thổ” của mình và sẵn sàng đánh nhau với mọi người nếu cảm thấy “lãnh thổ” bị xâm phạm ngay cả khi đó chỉ là một chiếc ghế bé ngồi ăn cơm hay chỗ nằm trên giường.
>>Tham khảo: Các phương pháp dạy con thông minh
6. Biếng ăn
Biếng ăn có thể là một trong những biểu hiện của khủng hoảng tuổi lên 2. Điều này xảy ra do sự cai sữa đột ngột, thay đổi thực đơn, hoặc thay đổi khẩu phần ăn. Dẫn đến trẻ mất cảm giác ăn ngon, mệt mỏi, hoặc chỉ đơn giản là mê chơi đùa không chú ý đến việc ăn uống.
Tình trạng biếng ăn có thể kéo dài tùy thuộc vào từng trẻ. Khi cha mẹ điều chỉnh thực đơn sao cho phù hợp với sở thích của trẻ, tình trạng biếng ăn thường sẽ được cải thiện hoặc tự khắc hết.
7. Khóc đêm hoặc rối loạn giấc ngủ
Một số trẻ ở giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2 có biểu hiện khóc đêm, mất ngủ vào ban đêm, ngủ nhiều vào ban ngày, quấy khóc và thường xuyên đòi chơi. Nguyên nhân có thể là do trẻ trải qua nhiều cung bậc cảm xúc trong suốt cả ngày, ví dụ như sự phấn khích, vui buồn, hoặc sự háo hức muốn thử nghiệm những kỹ năng mới.
Những dấu hiệu khủng hoảng tuổi lên 2 của bé (Nguồn: Huggies)
Thấu tâm lý trẻ sẽ hiểu nguyên nhân khủng hoảng tuổi lên 2
Sự phát triển về nhận thức và tâm sinh lý của trẻ
Khi trẻ 2 tuổi, Trẻ sẽ trải qua sự phát triển cả về nhận thức lẫn tâm sinh lý. Đây là một giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển của bé, hình thành cá tính riêng và khả năng tư duy của trẻ. Bắt đầu hiểu và phân loại các khái niệm đơn giản về thế giới xung quanh, và mở rộng vốn từ, có khả năng giải quyết vấn đề cơ bản.
Về mặt tâm lý, trẻ đang trải qua những thay đổi lớn. Trẻ thường cảm thấy cảm xúc mạnh mẽ và dễ bị kích thích, dẫn đến hành vi thay đổi nhanh chóng từ vui vẻ đến cáu kỉnh. Sự phát triển về tâm sinh lý giúp trẻ nhận thức rõ hơn về bản thân và thế giới xung quanh, nhưng cũng khiến trẻ cảm thấy bối rối và khó chịu khi không được đáp ứng nhu cầu hoặc mong muốn.
>> Tham khảo: Chiều cao cân nặng trẻ 2 tuổi bao nhiêu là chuẩn?
Trẻ lên 2 bắt đầu có nhu cầu tự lập và thể hiện bản thân nhưng chưa biết cách thể hiện
Trẻ nhỏ thường có nhu cầu thể hiện bản thân, và giai đoạn 2 tuổi là thời điểm quan trọng để nhận ra điều này. Mặc dù nhiều bậc phụ huynh có thể không chú ý đến sự thay đổi ở trẻ trong độ tuổi này, nhưng thực tế, trẻ 2 tuổi đã phát triển nhiều về mặt tâm lý và tính cách so với giai đoạn trước.
Lúc này, trẻ có thể trở nên cứng đầu và khăng khăng đòi làm những điều mà ba mẹ không cho phép. Trẻ muốn tự thử thách mình, thể hiện cá tính với những nhiệm vụ khó khăn hoặc phản kháng lại những điều mà trẻ không thích. Trẻ cũng thường mong muốn được đáp ứng ngay lập tức các nhu cầu và mong muốn của mình.
>> Tham khảo: Tã bỉm cho bé 20kg vừa vặn, siêu thấm cho bé thỏa thích vận động
Bé bắt đầu nhạy hơn với người lạ và các mối quan hệ xung quanh
Trước đây, trẻ có thể thích chơi một mình và ít có xu hướng quấy khóc hay mè nheo người lớn. Tuy nhiên, ở giai đoạn 2 tuổi, trẻ trở nên đặc biệt thích tương tác với những người xung quanh. Trẻ không còn chỉ chơi một mình mà thay vào đó, trẻ rất muốn chơi cùng bạn bè, anh chị hoặc người lớn. Trẻ mong muốn kết nối nhiều hơn, đồng cảm và chia sẻ cảm xúc với mọi người. Vì thế ba mẹ cần thấu hiểu để giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp xã hội.
Cách khắc phục và cùng con vượt qua khủng hoảng tuổi lên 2
Việc đối phó với giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2 của trẻ không dễ dàng. Vì vậy, Huggies sẽ bật mí cách giúp bạn cùng con vượt qua quá trình này như sau:
Thấu hiểu tâm lý của con và đồng cảm
Để giúp trẻ vượt qua khủng hoảng tuổi lên 2, việc đầu tiên là thấu hiểu tâm lý và đồng cảm với con. Trong giai đoạn này, trẻ thường gặp khó khăn trong việc diễn đạt cảm xúc và nhu cầu của mình, dẫn đến những cơn giận dữ hoặc khóc lóc khi không thể giao tiếp hiệu quả. Vì vậy, cha mẹ cần nhạy bén nhận diện những cảm xúc này, lắng nghe những cảm xúc của trẻ để giúp trẻ cảm thấy được hiểu, an ủi và dần bình tĩnh hơn.
Ví dụ, nếu trẻ khóc vì không được chơi một món đồ, hãy nói: "Con cảm thấy rất buồn vì không được chơi món đồ đó, mẹ hiểu mà." Sự đồng cảm giúp trẻ cảm thấy được thấu hiểu và giảm bớt căng thẳng.
Đánh lạc hướng khi trẻ cư xử không đúng mực
Khi trẻ cư xử không đúng mực, thay vì giải thích dài dòng và cố thuyết phục mà trẻ có thể không hiểu, quấy khóc, hãy chuyển sự chú ý của trẻ sang hoạt động hoặc đồ chơi khác để làm trẻ phân tâm, giúp giảm bớt cơn giận và khó chịu. Cách này giúp cơn khủng hoảng kết thúc một cách nhẹ nhàng hơn.
Không áp đặt, hãy cho bé được lựa chọn trong phạm vi xác định
Khi trẻ bắt đầu có dấu hiệu tức giận hoặc bực bội, cha mẹ có thể làm dịu cơn giận của bé tại nhà, nhưng khi ở nơi công cộng, việc đưa ra các lựa chọn có thể giúp làm giảm căng thẳng và tránh gây ảnh hưởng đến người khác.
Thay vì áp đặt trẻ phải tuân theo một quyết định cụ thể, hãy thử đưa cho trẻ 2 hoặc 3 sự lựa chọn trong giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2. Ví dụ: "Hôm nay con muốn mặc áo màu xanh hay màu vàng?" hoặc "Con muốn mẹ ngủ cùng con hay bố?" Các lựa chọn này giúp trẻ cảm thấy có quyền kiểm soát và dễ dàng hơn trong việc vượt qua cơn giận.
>> Tham khảo: Cách dạy trẻ học tiếng Anh qua bài hát, App, Youtube hiệu quả
Dự đoán trước các thời thời điểm trẻ sẽ kích động
Dự đoán thời điểm trẻ có thể kích động là chìa khóa giúp giảm bớt sự khó chịu trong giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2. Nhiều chuyên gia và phụ huynh cho rằng, việc nhận biết các thời điểm dễ khiến trẻ cảm thấy bực bội có thể giúp điều chỉnh tình hình hiệu quả hơn.
Ví dụ, khi bạn cần mang giày cho trẻ, hãy hỏi trẻ thích màu nào. Bằng cách này, trẻ sẽ phải đưa ra lựa chọn và ít có khả năng bùng phát cơn tức giận.
Mềm mỏng nhưng không nhượng bộ
Trong một số tình huống, các chuyên gia khuyên rằng cha mẹ nên giữ vững giới hạn của mình và không đáp ứng yêu cầu của trẻ ngay lập tức. Khi trẻ thể hiện sự giận dữ hoặc chống đối để thu hút sự chú ý, việc không phản ứng và đợi đến khi cơn giận qua đi sẽ giúp trẻ học rằng hành vi đó không có hiệu quả.
Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyến khích cha mẹ dạy trẻ cách diễn đạt nhu cầu một cách tích cực, chẳng hạn như dạy trẻ sử dụng ngôn ngữ ký hiệu hoặc chỉ tay vào những vật mà trẻ muốn, để giúp trẻ giao tiếp hiệu quả hơn.
Đa dạng hóa thực đơn để khắc phục khủng hoảng tuổi lên 2 biếng ăn
Bố mẹ nên làm gì khi trẻ biếng ăn? Nguyên nhân của tình trạng khủng hoảng tuổi lên 2 có thể là thay đổi đột ngột chế độ ăn uống của trẻ hoặc cai sữa. Để khắc phục tình trạng này, ba mẹ có thể áp dụng các biện pháp sau:
- Cai sữa từ từ: Thực hiện quá trình cai sữa dần dần để trẻ có thời gian thích nghi, giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn với sự thay đổi.
- Theo dõi và điều chỉnh thực đơn: Quan sát sở thích và thói quen ăn uống của trẻ để tạo ra thực đơn phù hợp. Cố gắng thay đổi thực đơn thường xuyên để tránh sự nhàm chán.
- Trang trí món ăn hấp dẫn: Trang trí món ăn đẹp mắt và hấp dẫn để thu hút sự chú ý của trẻ và khuyến khích trẻ ăn uống.
- Tôn trọng thói quen ăn uống của trẻ: Không nên ép trẻ ăn theo ý mình. Thay vào đó, hãy tôn trọng thói quen và sở thích của trẻ trong các bữa ăn, và khuyến khích trẻ ăn uống một cách tự nhiên và thoải mái.
>> Tham khảo:
Đa dạng thực đơn cho bé để hạn chế tình trạng biếng ăn (Nguồn: Sưu tầm)
Áp dụng các phương pháp hạn chế khóc đêm ở trẻ khủng hoảng lên 2
Trong giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2, trẻ khóc đêm là tình trạng phổ biến khiến cả bé và cha mẹ cảm thấy mệt mỏi. Để giảm tình trạng này, cha mẹ nên tạo cho trẻ một môi trường ngủ yên tĩnh trước khi bé đi ngủ, tránh tiếng ồn và ánh sáng từ tivi hay các thiết bị điện tử. Cha mẹ có thể bật nhạc không lời nhẹ nhàng có thể giúp bé dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.
Thêm vào đó, thường xuyên trò chuyện với trẻ về các sự việc và hiện tượng trong suốt cả ngày giúp trẻ giải tỏa cảm xúc và cảm thấy được an ủi. Đọc sách hoặc truyện trước khi đi ngủ cũng là một phương pháp hiệu quả để bé thư giãn và dễ dàng chìm vào giấc ngủ, giảm thiểu tình trạng tỉnh giấc giữa đêm.
>>Tham khảo: Dạy con theo phương pháp Montessori
Gợi ý mẹ sách khủng hoảng tuổi lên 2 hay
Hiện nay trên thị trường có nhiều sách giúp bố mẹ chuẩn bị sẵn sàng tinh thần đối mặt với tuổi lên 2 khủng hoảng của bé. Dưới đây, Huggies tổng hợp lại những đầu sách hiện đang bán chạy nhất trên các nền tảng nhà sách online, bố mẹ có thể tham khảo:
Cuốn sách khủng hoảng tuổi chập chững
"Khủng Hoảng Tuổi Chập Chững" (tái bản từ cuốn: Em Bé Hạnh Phúc Nhất Khu Phố) của Harvey Karp và Paula Spencer
Cuốn sách này cung cấp cái nhìn sâu sắc về giai đoạn phát triển quan trọng từ 1 đến 4 tuổi. Tác giả Harvey Karp, bác sĩ nhi khoa và chuyên gia về phát triển trẻ em người Mỹ, cùng Paula Spencer, khám phá sự chuyển mình mạnh mẽ từ giai đoạn sơ sinh sang tuổi chập chững với tất cả sự phát triển và thách thức đi kèm.
Sách mô tả những thông tin, đặc điểm của trẻ trong giai đoạn này, từ sự tò mò không ngừng đến những cơn khủng hoảng cảm xúc, và đưa ra những lời khuyên để cha mẹ có thể quản lý những tình huống khó khăn một cách hiệu quả.
Sách đưa ra lời khuyên giúp cha mẹ giải quyết tình huống khủng hoảng tuổi lên 2 (Nguồn: Sưu tầm)
Nói sao cho trẻ chịu nghe
"Nói Sao Cho Trẻ Chịu Nghe, Nghe Sao Cho Trẻ Chịu Nói" của Adele Faber và Elaine Mazlish. Tác giả Adele Faber - nhà tâm lý học trẻ em Haim Ginott và là cựu thành viên của trường Nghiên cứu Xã hội Mới ở New York và Viện Đời sống Gia đình của Đại học Long Island . Đồng tác giả Elaine Mazlish - nhà giáo dục phụ huynh, người đã viết về việc giúp đỡ cha mẹ và giáo viên để giao tiếp tốt hơn.
Cuốn sách cung cấp các phương pháp giao tiếp hiệu quả và tôn trọng với trẻ nhỏ. Tác giả chia sẻ cách xử lý cảm xúc tiêu cực, khuyến khích sự hợp tác của trẻ, và giải quyết xung đột gia đình một cách êm hòa. Sách giúp phụ huynh cải thiện mối quan hệ với con cái và xây dựng cuộc sống gia đình hòa thuận.
Ba mẹ có thể tham khảo sách để hiểu và giao tiếp với con hiệu quả hơn (Nguồn: Sưu tầm)
Làm sao để cha mẹ thôi khủng hoảng
Cuốn sách “Làm Sao Để Cha Mẹ Thôi Khủng Hoảng - Bí Kíp Sống Hòa Thuận Cho Các Cặp Vợ Chồng Sau Khi Có Con” do Anne Claire Kleindienst và Lynda Corazza đồng tác giả. Anne Claire Kleindienst là nhà tâm lý học lâm sàng, chuyên điều trị cho rất nhiều trẻ em khó khăn và phụ huynh của họ. Lynda Corazza, xuất thân là một họa sĩ minh họa với niềm đam mê tâm lý học, đã áp dụng kiến thức từ các khóa đào tạo để cải thiện mối quan hệ với hai con nhỏ nhạy cảm của mình.
Nội dung tập trung vào việc giúp các cặp vợ chồng vượt qua những khó khăn trong cuộc sống hôn nhân và gia đình sau khi có con. Chỉ ra được điểm mạnh và điểm yếu có thể gây ra xung đột giữa các cặp đôi, như sự đòi hỏi quá mức hoặc sự thiếu trách nhiệm trong việc giáo dục con. Sử dụng các tình huống cụ thể và hình minh họa, sách hướng dẫn các bậc phụ huynh cách cải thiện giao tiếp và mối quan hệ trong gia đình, nhằm tạo ra một môi trường hòa thuận hơn cho tất cả các thành viên.
Hướng dẫn ba mẹ cải thiện giao tiếp và mối quan hệ trong gia đình (Nguồn: Sưu tầm)
Khủng hoảng tuổi lên 2 rõ ràng không đơn thuần chỉ là cuộc “khủng hoảng” của riêng đứa trẻ. Mà rõ ràng nó cũng là cuộc khủng hoảng của cả cha mẹ. Cha mẹ hoang mang với những hành vi và cảm xúc của con mình. Rồi vô tình một lúc nào đó chính ba mẹ lại lỡ làm tổn thương đứa trẻ.
>>Tham khảo: Bảng chiều cao cân nặng của trẻ
Vì thế, người lớn cũng cần hiểu rằng sẽ có thể xảy ra nhiều xung đột với trẻ trong giai đoạn này là điều không thể tránh khỏi. Nhưng tuyệt đối không được làm ảnh hưởng tâm lý của trẻ. Đừng bắt trẻ phải liên tục che giấu những nhu cầu của bản thân hay phải lo lắng cố gắng đoán ý của người khác và hành động theo ý người khác muốn. Điều này chắc chắn dẫn đến sự phát triển tâm lý không tốt cho trẻ.
Bằng cách thấu hiểu những thay đổi về tâm lý của con, yêu thương và tôn trọng con, mẹ sẽ giúp con vượt qua giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2 đầy khó khăn này đấy!
Ngoài ra, mẹ có thể tìm hiểu thêm các thông tin khác tại chuyên mục Bé tập đi hoặc gửi câu hỏi về Góc chuyên gia.
Bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh chia sẻ:
Khủng hoảng tuổi lên 2 là sự mâu thuẫn của trẻ khi muốn chủ động tự làm chủ bản thân và khám phá môi trường nhưng chưa đủ kỹ năng thực hiện được. Điều bố mẹ có thể giúp trẻ là song hành cùng con, hỗ trợ hướng dẫn con khi cần thiết. Trên con đường chinh phục bản thân và thế giới, sẽ thật tuyệt vời khi con trẻ có ba mẹ làm bạn đồng hành, cùng trẻ vượt qua.
>> Sản phẩm Huggies được bố mẹ tìm mua nhiều: tã quần Huggies Platinum Nature Made size XXL, Tã quần Huggies Skin Care Tràm Trà Tự Nhiên Size XXXL, Tã quần Huggies Skin Care Tràm Trà Tự Nhiên Size XXL
Nguồn tham khảo: