MỤC LỤC BÀI VIẾT
Trẻ sơ sinh thường gặp các vấn đề về tiêu hóa, trong đó táo bón là tình trạng phổ biến. Tình trạng táo bón đem lại nhiều phiền toái cho mẹ và bé. Vậy trẻ sơ sinh bị táo bón phải làm sao? Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ trị táo bón ở trẻ sơ sinh rất hiệu quả và dễ áp dụng.
>> Có thể mẹ quan tâm:
- Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có sao không? Nguyên nhân và cách chữa
- Trẻ sơ sinh 3 ngày không ị có sao không? Cách xử lý
- Trẻ bị tiêu chảy uống thuốc gì để nhanh khỏi? Lưu ý khi dùng
Trẻ sơ sinh bị táo bón là bệnh gì?
Trẻ sơ sinh bị táo bón là tình trạng trẻ gặp khó khăn trong việc đại tiện, đi ngoài không thường xuyên, hoặc không đi hết phân. Hiện tượng này kéo dài mà không kèm theo bất thường về giải phẫu hay sinh hóa, khiến trẻ cảm thấy đau đớn và khó chịu. Số lần đi ngoài của trẻ cũng giảm đi, có khi 3 - 5 ngày mới đi ngoài một lần, hoặc thậm chí lâu hơn.
Táo bón ở trẻ nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Vì vậy, các bà mẹ cần nhận biết sớm tình trạng này và áp dụng biện pháp điều trị phù hợp để giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.
>> Tham khảo:
- Trẻ ho về đêm: 8 Nguyên nhân và 12 cách trị ho cho bé
- Trẻ sốt mọc răng: Dấu hiệu và cách chăm sóc tại nhà
Dấu hiệu nhận biết táo bón ở trẻ sơ sinh
Táo bón ở trẻ sơ sinh là điều các mẹ thường gặp nhưng lại ít có ai phát hiện sớm để xử lý kịp thời trước khi tình trạng trở nặng. Dưới đây là những dấu hiệu giúp mẹ nhận biết bé sơ sinh bị bón:
- Trẻ quấy khóc, lười ăn: Trẻ hay quấy khóc vô cớ, biếng ăn và hay có biểu hiện nhăn nhó, khó chịu là một trong những dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị bón. Nguyên nhân là do thức ăn nạp vào cơ thể bé không được hấp thụ, đào thải thậm chí có nguy cơ hấp thụ ngược trở lại. Điều này khiến trẻ sơ sinh bị đầy bụng, khó chịu nên trẻ biếng ăn và hay quấy khóc vô cớ, ngủ không sâu giấc.
- Tần suất đi ngoài ít hơn bình thường: Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi thường đi ngoài từ 2-3 lần/ngày. Trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn ít bị táo bón hơn so với trẻ uống sữa công thức. Nếu mẹ thấy trẻ đi ngoài ít hơn bình thường, khoảng 1-2 ngày mới đi một lần, đặc biệt là với trẻ dưới 1 tháng tuổi, thì có thể nghi ngờ trẻ bị táo bón.
- Phân cứng, vón cục: Trẻ sơ sinh bị táo bón thường có phân khô, cứng, vón thành viên nhỏ hoặc có màu đen/xám. Phân không có độ ẩm và khó đẩy ra ngoài. Nếu mẹ thấy phân của bé có máu, có thể là dấu hiệu hậu môn bé bị tổn thương do táo bón.
- Trẻ phình bụng, khó tiêu: Một dấu hiệu để nhận biết táo bón ở trẻ sơ sinh là bụng bé phình to và sờ vào thấy cứng. Điều này chứng tỏ bé bị khó tiêu, đầy bụng.
>> Tham khảo: Phân trẻ sơ sinh thế nào là bình thường? Màu sắc và mùi phân của bé
Nhận biết dấu hiệu trẻ bị táo bón qua phân (Nguồn: Huggies)
Trẻ sơ sinh bị bón nhưng không được điều trị sẽ dẫn đến biếng bú, hấp thu chất dinh dưỡng kém, chậm lớn, còi cọc, suy dinh dưỡng. Bé sơ sinh bị táo bón kéo dài khiến phân không được đào thải ra ngoài nên chất độc trong phân bị tích lại trong ruột, gây hại cho sức khỏe, thậm chí có thể gây ra các bệnh như phình đại tràng, xa trực tràng, bệnh trĩ.
Mẹ có biết:
Trẻ sơ sinh sẽ bài xích việc đi ngoài nhiều hơn khi không cảm thấy thoải mái khi nằm, vận động, đặc biệt trong những ngày táo bón. Do đó, bố mẹ cần chuẩn bị cho trẻ loại tã tạo trải nghiệm tối đa cho trẻ. Đối với bé sơ sinh vốn có làn da nhạy cảm, mẹ nên ưu tiên lựa chọn tã dán có thành phần thiên nhiên dịu nhẹ, đảm bảo an toàn cho làn da của bé. Tã dán sơ sinh cao cấp Huggies Naturemade không hề chứa hóa chất độc hại, đạt chất lượng 5 sao từ Viện nghiên cứu Đức an toàn cho da bé sơ sinh. Với bề mặt Naturesoft êm mềm từ sợi thiên nhiên 100% từ châu Âu, kết hợp với vitamin E từ dầu mầm lúa mạch giúp nâng niu làn da mỏng manh của bé. Sản phẩm còn sở hữu thiết kế siêu mỏng nhẹ chỉ 5mm; bề mặt 3D thấm hút nhanh, vượt trội, duy trì khô thoáng lên đến 12 tiếng,... Huggies Naturemade là lựa chọn tuyệt vời để đồng hành cùng mẹ trong quá trình chăm sóc bé yêu.
Ngoài ra, thương hiệu tã, bỉm Huggies còn có dòng tã dán sơ sinh Huggies Tràm Trà Tự Nhiên mới với công nghệ đột phá chứa tinh chất tràm trà tự nhiên, sẽ giúp làm dịu làn da mỏng manh của bé, và đã được chứng minh lâm sàng giúp ngừa hăm. Ngoài ra, công nghệ bong bóng 3D khóa ẩm và ngăn thấm ngược giúp mẹ yên tâm, không lo tràn tã.
Tã cao cấp Huggies Platinum Naturemade có bề mặt Naturesoft êm mềm từ sợi thiên nhiên, 100% nhập khẩu từ Châu Âu (Nguồn: Huggies)
Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh bị táo bón có rất nhiều nguyên nhân, dưới đây là một vài nguyên nhân chính mà ba mẹ có thể tham khảo:
Bé cố ý né tránh việc đi đại tiện
Với trẻ sơ sinh, nhiều trẻ sẽ cảm thấy khó khăn, bài xích việc đi bài tiện vì nó làm đau hậu môn khi cố đẩy phân ra ngoài. Vì vậy, một số trẻ sẽ cố tình phớt lờ biểu hiện muốn đi ngoài và sợ hãi, nín nhịn dẫn đến tình trạng táo bón xảy ra.
Cơ thể trẻ sơ sinh bị mất nước
Dù là trẻ bú mẹ hay sử dụng sữa công thức, khi bị mất nước, trẻ đều có thể mắc phải táo bón. Khi cơ thể trẻ bị sốt, hoặc trong những ngày thời tiết nóng bức, lượng chất lỏng hấp thụ vào cơ thể có thể vượt mức bình thường, làm tăng sự hấp thu nước tại trực tràng. Điều này khiến phân trở nên khô và cứng, khó đẩy ra ngoài, từ đó dẫn đến tình trạng táo bón.
>> Tham khảo: 10 Cách tăng sức đề kháng cho bé khỏe mạnh, phòng ngừa ốm vặt
Do chế độ ăn uống của mẹ
Hầu hết nguồn dinh dưỡng chính của trẻ sơ sinh là sữa mẹ. Vì thế, chế độ ăn uống của mẹ ảnh hưởng rất lớn đến dinh dưỡng cũng như tình trạng bệnh lý của con. Việc mẹ ăn nhiều đồ cay nóng, khó tiêu, ít chất xơ, nhiều đạm, thiếu dinh dưỡng, chế độ ăn ngủ không hợp lý có thể khiến trẻ sơ sinh bị bón.
Dùng sữa công thức không phù hợp
Táo bón ở trẻ sơ sinh còn có thể do mẹ cho bé dùng sữa công thức chứa nhiều đạm khiến trẻ không tiêu hóa được, tỷ lệ sữa pha không đúng tỷ lệ khuyến cáo đều có thể làm tăng nguy cơ táo bón cho trẻ. Mẹ nên tìm hiểu kỹ về thông tin sản phẩm từ sữa và liều lượng của nó trước khi cho bé dùng. Tránh tình trạng bé không thể tiêu hóa được đạm trong sữa và gặp các vấn đề nguy hiểm hơn như rối loạn chuyển hóa bẩm sinh, dây thần kinh ruột…
>> Tham khảo:Cách pha sữa cho trẻ sơ sinh đúng và chính xác nhất |Huggies
Tác dụng phụ thuốc kháng sinh
Trẻ đang trong giai đoạn sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh thường gặp triệu chứng táo bón. Thuốc kháng sinh không chỉ tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh mà còn diệt luôn cả vi khuẩn có lợi trong đường ruột, gây ra tình trạng loạn khuẩn đường ruột, dẫn đến các biểu hiện của rối loạn tiêu hóa và gây táo bón ở trẻ sơ sinh.
>> Tham khảo: Có nên dùng siro, thuốc ho cho trẻ sơ sinh?
Do thay đổi thói quen, môi trường sống
Trẻ sơ sinh thường bị táo bón khi chuyển từ sữa mẹ sang sữa công thức, hoặc khi bé ăn dặm với thức ăn đặc, hay chuyển từ thức ăn nhuyễn sang thức ăn thô hơn. Những thay đổi này trong chế độ ăn uống khiến cơ chế nhu động ruột của bé chưa kịp thích nghi, dẫn đến táo bón.
Ngoài ra, trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với sự thay đổi xung quanh, khi thói quen hay môi trường sống thay đổi đột ngột có thể khiến chức năng tiêu hóa của trẻ ảnh hưởng đáng kể và dẫn đến táo bón. Một số thay đổi có thể là: thay đổi thời tiết, thay đổi chỗ ngủ, thay đổi nơi ở…
>> Tham khảo: Nhiệt độ phòng cho trẻ sơ sinh bao nhiêu là thích hợp nhất?
Do ảnh hưởng của bệnh lý
Bên cạnh những nguyên nhân trên thì việc bé bị táo bón đôi khi là do bệnh lý xuất phát từ chính cơ thể bé. Do tổn thương thực thể ở đường tiêu hóa hoặc các dị tật bẩm sinh như đại tràng bị phình to, bệnh suy giáp trạng khiến trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị táo bón, kèm theo một số triệu chứng khác như: nôn mửa, vàng da sơ sinh,… Với những triệu chứng này, mẹ hãy đưa bé đi khám ngay để được chăm sóc và chữa trị hiệu quả nhé.
Lưu ý: Bố mẹ không nên tự xác định nguyên nhân gây bệnh tại nhà. Khi thấy bé có những dấu hiệu bất thường, bố mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và có biện pháp điều trị kịp thời.
Trẻ sơ sinh bị táo bón do nhiều nguyên nhân khác nhau (Nguồn: Huggies)
Bố mẹ muốn nuôi con khỏe mạnh thì cần phải chú ý nhiều hơn những triệu chứng, dấu hiệu của các loại bệnh. Cùng Huggies theo dõi video sau để không bỡ ngỡ trong chăm sóc con và đường ruột.
Trẻ sơ sinh bị táo bón phải làm sao?
Phần lớn nguyên nhân gây nên tình trạng táo bón ở trẻ nhỏ là do thói quen, chế độ sinh hoạt, có dễ dàng xác định và điều trị. Ngược lại, đối với trẻ sơ sinh lại có rất nhiều trường hợp bị táo bón mà không thể xác định được nguyên nhân, do đó táo bón còn được chẩn đoán là một bệnh lý chức năng.
Nếu táo bón kéo dài lâu ngày, trẻ có thể bị bệnh trĩ hoặc nguy hiểm hơn là nứt trực tràng. Với trẻ sơ sinh hay trẻ còn quá nhỏ, việc tự đi vệ sinh còn rất nhiều khó khăn nên vẫn cần sự hỗ trợ của ba mẹ. Sau đây là một vài cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh ba mẹ có thể tham khảo.
1. Tập cho trẻ có thói quen đi vệ sinh
Với những trẻ có tâm lý bài xích, né tránh việc đi ngoài dẫn đến táo bón thì bố mẹ nên xây dựng cho bé thói quen này một cách đều đặn và lành mạnh. Để việc đi ngoài không còn đau đớn và trở thành nỗi sợ, bố mẹ hãy tập cho bé đi ngoài sau bữa ăn, và hình thành thói quen mỗi khi trước khi đi để bé có thể nhận biết và chuẩn bị.
Ngoài ra, dùng nước ấm cho trẻ sơ sinh cũng có tác dụng kích thích cơ vòng hậu môn để bé thả lỏng và đi ngoài nhẹ nhàng hơn. Ví dụ như khi tắm bằng nước ấm, hơi ấm sẽ làm trẻ thư giãn và quên cơn đau tức ở bụng.
>> Tham khảo: Khi nào nên cho trẻ tự đi vệ sinh? Các bước tập cho bé
2. Thay đổi chế độ dinh dưỡng của mẹ
Để hạn chế táo bón ở trẻ sơ sinh, mẹ đang cho con bú nên chú ý ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh hay các loại củ quả tươi. Đây là những loại thực phẩm giàu khoáng chất và vitamin có lợi cho sức khỏe. Bên cạnh đó, việc bổ sung sữa chua thường xuyên cũng khiến lợi khuẩn của mẹ tốt hơn.
Ngoài tăng cường lợi khuẩn, mẹ cũng phải hạn chế nạp các chất kích thích vào cơ thể như caffeine, cồn hay đồ ăn quá cay, nhiều dầu mỡ… Mẹ nên nhớ rằng những gì mẹ ăn sẽ được chuyển hóa sang sữa mẹ và nuôi trẻ sơ sinh, do đó, chế độ dinh dưỡng của mẹ sẽ ảnh hưởng đến tình trạng đi ngoài của bé rất lớn.
>> Tham khảo: Hướng Dẫn Bổ Sung Canxi Cho Mẹ Sau Sinh Đúng Cách
3. Bổ sung nước và thực phẩm giàu chất xơ cho bé
Đối với trẻ ăn dặm, chế độ dinh dưỡng thiếu chất xơ dễ gây táo bón. Mẹ nên bổ sung thực phẩm giàu chất xơ như bông cải xanh, lê, mận khô, táo, chuối, cà rốt, ngũ cốc,... giúp cải thiện tình trạng táo bón. Những thực phẩm này giúp kích thích nhu động ruột, làm phân mềm và hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Mẹ cũng cần lưu ý không nấu quá kỹ để giữ hàm lượng chất xơ và vitamin. Cho trẻ ăn cả phần nước và cái để đảm bảo bé hấp thụ đầy đủ dưỡng chất.
>> Tham khảo: Trẻ Ăn Dặm Bị Táo Bón: Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý
4. Đổi sữa công thức bé đang uống
Nếu bé uống sữa công thức và bị táo bón, mẹ hãy xem mình có pha sữa quá đặc không hoặc thử đổi sang loại sữa bột khác cũng là cách chữa táo bón cho trẻ sơ sinh hiệu quả.
>> Tham khảo: 15 loại sữa cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi tốt được khuyên dùng
5. Tắm cho bé bằng nước ấm
Tắm nước ấm có thể giúp giảm tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh. Nước ấm thư giãn cơ bụng, giảm triệu chứng táo bón, đồng thời kích thích nhu động ruột và cơ vòng hậu môn, giúp trẻ dễ đẩy phân ra ngoài. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên tắm cho trẻ có nhiệt đồ từ 36-37 độ C, khoảng 5-10 phút để tránh nguy cơ cảm lạnh.
Mẹ cũng có thể cho trẻ ngồi trong chậu nước ấm, giúp giảm căng thẳng ở vùng chậu và hỗ trợ trẻ đi tiêu dễ dàng hơn.
>> Tham khảo: Cách tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách, đơn giản ngay tại nhà
6. Massage hỗ trợ trị táo bón cho trẻ sơ sinh
Massage bụng giúp giảm đầy hơi và kích thích đường ruột, làm việc đi ngoài của trẻ dễ dàng hơn. Dưới đây là một số động tác massage an toàn cho trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị táo bón mà mẹ có thể áp dụng:
- Động tác đạp xe: Mẹ giữ hai cổ chân của trẻ và từ từ di chuyển chân theo động tác đạp xe trong khoảng 10 phút. Động tác này giúp kích thích việc đi ngoài và cải thiện khả năng vận động của trẻ.
- Co duỗi gối: Mẹ giữ hai cổ chân của trẻ và từ từ đẩy hai đầu gối về phía bụng, giữ vài giây, rồi nhẹ nhàng duỗi thẳng chân trẻ. Động tác này giúp giảm táo bón hiệu quả.
>> Tham khảo: Massage Cho Trẻ Sơ Sinh Đơn Giản Tại Nhà Mẹ Nên Biết
Massage cho trẻ sơ sinh tại nhà cải thiện tình trạng táo bón hiệu quả (Nguồn: Huggies)
7. Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Hầu hết khi trẻ sơ sinh bị táo bón, bố mẹ có thể được điều trị bằng các phương pháp tại nhà. Tuy nhiên, nếu các biện pháp này không hiệu quả, mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị, tránh tình trạng táo bón kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Khi đó, mẹ có thể dùng thuốc trị táo bón cho trẻ theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ, để tránh gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của trẻ.
Khi nào trẻ sơ sinh bị táo bón cần đến gặp bác sĩ?
Trường hợp trẻ bị táo bón không có dấu hiệu cải thiện sau quá trình điều trị tại nha, nếu trẻ bị táo bón kéo dài từ 3 ngày trở lên hoặc quá 2 tuần, kèm theo các triệu chứng sau, bạn nên đưa trẻ đi khám ngay:
- Sưng bụng
- Sụt cân
- Táo bón ra máu
- Nôn, sốt cao
- Đau nứt hậu môn
- Đi phân có máu
>> Tham khảo: Trẻ Đi Ngoài Ra Máu Có Nguy Hiểm Không? Nguyên Nhân, Cách Điều Trị
Phòng ngừa táo bón ở trẻ sơ sinh như thế nào?
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” luôn là châm ngôn của người Việt, đặc biệt là ông bà, bố mẹ đã có kinh nghiệm. Do đó, để phòng ngừa bé bị táo bón thì mẹ có thể tham khảo các biện pháp sau:
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh ngay từ đầu cho cả mẹ và bé.
- Thường xuyên massage cho trẻ
- Tạo điều kiện cho bé được vận động.
- Cho bé uống đủ nước.
- Tập cho bé thói quen đi vệ sinh từ sớm.
>> Tham khảo: Bệnh tay chân miệng ở trẻ em: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị
Các câu hỏi thường gặp khi táo bón ở trẻ sơ sinh
Tại sao trẻ uống sữa công thức bị táo bón?
Các chuyên gia cho rằng, sữa công thức chứa hai loại đạm chính là whey và casein, trong khi sữa mẹ lại có tỷ lệ đạm whey cao hơn casein, giúp trẻ dễ dàng tiêu hóa và hấp thụ. Ngược lại, sữa công thức có lượng casein cao hơn whey, điều này có thể gây kết tủa trong dạ dày của trẻ, dẫn đến đầy hơi và khó tiêu.
Trẻ bú sữa công thức đi ngoài bao nhiêu lần?
Tần suất trẻ bú sữa công thức đi ngoài khoảng 1-4 lần/ ngày, phân có màu vàng nhạt hoặc vàng nâu. Đối với trẻ bú sữa mẹ trung bình từ 4-6 lần/ ngày, phân có màu xanh lá cây, vàng sáng, lỏng.
Trẻ đau hậu môn về đêm có nguy hiểm không?
Tình trạng trẻ bị đau trong và quanh vùng hậu môn phần lớn đều không đáng lo ngại. Tuy nhiên, do khu vực này chứa nhiều dây thần kinh, cơn đau có thể trở nên nặng hơn. Nếu đau hậu môn kèm theo chảy máu trực tràng bố mẹ cần đưa bé đi thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
>> Tham khảo:
Táo bón ở trẻ sơ sinh là hiện tượng rất bình thường và cũng rất dễ để chữa trị, nên ba mẹ đừng quá lo lắng. Hãy cùng Huggies áp dụng các phương pháp trên để điều trị táo bón tại nhà cho trẻ. Ngoài ra, nếu mẹ muốn tìm kiếm những thông tin khác thì hãy xem qua chuyên mục Chăm sóc bé hoặc gửi câu hỏi về Góc chuyên gia.
>> Sản phẩm Huggies được bố mẹ tìm mua nhiều: tã dán Huggies, tã quần Huggies, Miếng lót Huggies, Khăn ướt Huggies
>> Nguồn tham khảo: