Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
[WHO] Bảng chiều cao cân nặng bé trai 0-18 tháng tuổi mới nhất
Top 10+ Bình sữa cho bé tốt nên mua nhất hiện nay
Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh đúng chuẩn từ chuyên gia
Cách đổi sữa cho bé, phù hợp theo từng giai đoạn
Cách pha sữa NAN Nga chuẩn chuyên gia y tế chỉ mất 5 phút!
Những bài hát ru con ngủ cho mẹ dễ hát, dễ thuộc lời
Có thể tự mua vitamin A cho trẻ ở đâu? Giá bán bao nhiêu?
Tổng hợp lời những bài hát ru con Bắc Bộ hay cho con dễ ngủ
Tổng hợp lời những bài hát ru con Nam Bộ hay cho con dễ ngủ
Mẹ có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng hay không?
Top 7 cuốn sách chăm sóc trẻ sơ sinh hay giúp nuôi dạy bé hiệu quả
Sữa bột cho bé chính hãng, giá tốt, giàu dinh dưỡng
Top 5 sữa chua cho bé 6 tháng ăn dặm bổ dưỡng nên dùng nhất
Sữa công thức pha để được bao lâu? Mẹo bảo quản và lưu ý pha
TOP 10 sữa bột pha sẵn cho bé 1 tuổi tốt nhất, được mẹ tin dùng
[GIẢI ĐÁP] Sữa mẹ hâm nóng 40 độ để được bao lâu?
TOP 10 sữa non cho trẻ sơ sinh tốt được nhiều mẹ lựa chọn
Top 5 sữa non cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi được nhiều mẹ tin dùng nhất
Top 6+ Sữa tăng chiều cao tốt cho bé theo từng độ tuổi
Review 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 1 tuổi được đánh giá cao
Đánh giá 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 2 tuổi phổ biến
TOP 10 loại sữa tăng chiều cao cho trẻ 15 tuổi cao thêm 10 – 12 cm/năm
12 truyện cho bé sơ sinh hay mẹ nên đọc cho bé nghe trước khi đi ngủ
Váng sữa là gì? TOP 5 váng sữa tốt, giàu dinh dưỡng cho bé
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Chăm sóc trẻ sơ sinh 0 - 6 tháng đúng quy trình, chi tiết từ A- Z
Cho con bú
Sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi trong năm đầu tiên
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức
Khoảng thời gian đặc biệt

Viêm tai giữa ở trẻ: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị

Viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Bệnh viêm tai giữa ở trẻ là một trong những bệnh viêm đường hô hấp trên thường gặp ở trẻ nhỏ. Bố mẹ đã biết dấu hiệu bé bị viêm tai giữa là gì? Có mẹo chữa viêm tai giữa cho bé hay không? Viêm tai giữa ở trẻ em đặc biệt là viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị viêm tai giữa ở trẻ nhỏ cùng Huggies trong bài viết dưới đây bố mẹ nhé!

>> Tham khảo:

Viêm tai giữa ở trẻ là bệnh gì?

Viêm tai giữa là một căn bệnh nhiễm trùng ở tai giữa, xảy ra khi vi khuẩn hoặc virus xâm nhập vào khu vực phía sau màng nhĩ gây ra các triệu chứng như sưng, đau, sốt, chảy dịch và ảnh hưởng đến khả năng nghe.

Theo thống kê, hơn 80% trẻ em bị viêm tai giữa ít nhất một lần trước khi 3 tuổi. Bệnh được chia thành các loại sau:

  • Viêm tai giữa cấp tính: Là một biến chứng của nhiễm trùng đường hô hấp trên, do rối loạn chức năng vòi nhĩ.
  • Viêm tai giữa mạn tính: Là tình trạng viêm tai giữa kéo dài, có mủ chảy lâu ngày qua lỗ thủng của màng nhĩ (thường kéo dài trên 12 tuần).
  • Viêm tai giữa ứ dịch: Là tình trạng niêm mạc của tai giữa bị viêm và tiết dịch, nhưng dịch không thoát ra ngoài mà bị ứ lại phía sau màng nhĩ. Dịch này có thể là thanh dịch, dịch nhầy hoặc keo dính.

>> Tham khảo: Trẻ Bị Nhiễm Khuẩn Đường Ruột Bao Lâu Thì Khỏi? Nguyên Nhân, Triệu Chứng

hình ảnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh

So sánh hình ảnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh (Nguồn: Huggies)

Nguyên nhân dẫn đến viêm tai giữa ở trẻ

Các vi khuẩn phổ biến nhất gây viêm tai giữa bao gồm Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae, và Moraxella catarrhalis,... Ngoài ra, một số  nguyên nhân khác khiến trẻ bị viêm tai giữa bao gồm:

1. Hệ miễn dịch của trẻ còn yếu

Trong ít nhất 6 tháng đầu đời, trẻ sơ sinh cần nhận miễn dịch từ sữa mẹ hoặc sữa công thức để bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh tật. Sau giai đoạn này, hệ miễn dịch của trẻ sẽ dần hoàn thiện và phát triển. Tuy nhiên, trong thời gian đầu, khi miễn dịch của trẻ chưa phát triển đầy đủ, hệ miễn dịch của trẻ vẫn không thể ngăn chặn các tác nhân gây bệnh một cách hiệu quả, đặc biệt là vi khuẩn tấn công vào đường hô hấp và tai giữa.

>> Tham khảo: 10 Cách tăng sức đề kháng cho bé khỏe mạnh, phòng ngừa ốm vặt

2. Cấu trúc tai chưa hoàn thiện

Tai trong được kết nối trực tiếp với mặt sau của cổ họng thông qua ống thính giác, vì vậy viêm tai giữa thường gặp như một biến chứng của các bệnh viêm đường hô hấp. Bình thường, ống thính giác mở ra để cho phép chất lỏng và tạp chất ở tai giữa thoát ra ngoài. Tuy nhiên, do cấu trúc tai của trẻ chưa hoàn chỉnh và hệ miễn dịch còn yếu, vi khuẩn có thể dễ dàng tấn công ngược từ mũi họng, gây viêm, làm tăng tiết dịch mủ và dẫn đến nhiễm trùng tai giữa.

>> Tham khảo: Cách hút mũi cho bé an toàn tại nhà bố mẹ cần biết

3. Một số nguyên nhân khác

  • Tuổi: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là từ 6 tháng tuổi đến 3 tuổi, có nguy cơ cao bị nhiễm trùng tai do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện và cấu trúc tai chưa phát triển đầy đủ.
  • Tiền sử gia đình: Yếu tố di truyền có thể làm tăng khả năng mắc viêm tai giữa ở trẻ.
  • Dị ứng: Các tác nhân dị ứng có thể gây viêm đường mũi và hô hấp trên, làm phì đại mô lympho. Mô lympho phì đại có thể chặn vòi nhĩ, ngăn không cho dịch chảy ra khỏi tai giữa gây tích tụ dịch và nhiễm trùng.
  • Bệnh mạn tính: Trẻ mắc các bệnh mạn tính, đặc biệt là những bệnh làm suy yếu hệ miễn dịch hoặc các bệnh hô hấp mạn tính như xơ nang và hen suyễn, có khả năng cao gặp phải viêm tai giữa.

Lưu ý: Bố mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ khi thấy có dấu hiệu viêm tai giữa, không nên tự ý xác định nguyên nhân và chẩn đoán tại nhà.

Bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh cho biết thêm:

bac si

Bệnh viêm tai giữa thường gặp ở trẻ bị viêm đường hô hấp trên không được điều trị triệt để, tái phát nhiều lần. Nguy hiểm nhất của viêm tai giữa là các biến chứng viêm tai xương chũm, viêm mủ lan vào nội sọ và di chứng giảm thính lực về sau. Do đó, nếu phát hiện trẻ đau tai, chảy mủ tai hay viêm hô hấp trên dai dẳng không hết ba mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến khám bác sĩ để chẩn đoán chính xác và điều trị dứt điểm nhé.

bac si

>> Tham khảo: 

Trẻ từ 6 tháng tuổi đến 3 tuổi dễ mắc bệnh viêm tai giữa

Trẻ từ 6 tháng tuổi đến 3 tuổi dễ mắc bệnh viêm tai giữa (Nguồn: Huggies)

Dấu hiệu bé bị viêm tai giữa

Trẻ bị viêm tai giữa thường có các dấu hiệu bệnh đặc trưng sau:

  • Sốt cao, thường từ 39-40°C, kèm theo nhức đầu.
  • Chán ăn, bỏ bú, không muốn ăn.
  • Trẻ nhỏ thường dụi tay hoặc kéo vành tai.
  • Khó chịu, khó ngủ, hay quấy khóc nhiều.
  • Rối loạn tiêu hóa, ăn không tiêu, đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày.
  • Có dịch mủ chảy ra từ ống tai ngoài.
  • Chậm phản ứng với âm thanh.

Triệu chứng viêm tai giữa ở trẻ khá dễ nhận biết và thường xuất hiện sớm. Vì vậy, cha mẹ chỉ cần chú ý để nhận ra các dấu hiệu bất thường ở trẻ.

>> Tham khảo: Bé sốt 39 độ nhưng vẫn ngủ ngon có nguy hiểm không?

Cách điều trị viêm tai giữa ở trẻ

Viêm tai giữa cấp thường được chia thành ba giai đoạn: giai đoạn sung huyết, giai đoạn ứ mủ và giai đoạn vỡ mủ. Mỗi giai đoạn yêu cầu phương pháp điều trị khác nhau:

  • Giai đoạn sung huyết: Ở giai đoạn này, trẻ thường được áp dụng phương pháp điều trị nội khoa bằng kháng sinh toàn thân. Các vi khuẩn gây viêm tai giữa thường gặp như liên cầu, Haemophilus influenzae, phế cầu... Vì vậy, cần dùng kháng sinh kết hợp với thuốc chống viêm, giảm phù nề, hạ sốt và giảm đau, đồng thời kết hợp điều trị các bệnh lý về mũi họng.
  • Giai đoạn ứ mủ: Khi viêm tai giữa chuyển sang giai đoạn này, có thể cần trích rạch màng nhĩ để dẫn lưu mủ. Đồng thời, các thuốc điều trị toàn thân sẽ được sử dụng như ở giai đoạn sung huyết.
  • Giai đoạn vỡ mủ: Ở giai đoạn này, mủ trong tai giữa sẽ tự phá vỡ phần mỏng nhất của màng nhĩ và chảy ra ngoài qua ống tai ngoài, gây thủng màng nhĩ. Bác sĩ sẽ tư vấn điều trị bằng thuốc nhỏ tai hoặc các phương pháp điều trị thích hợp khác.

Trẻ sơ sinh bị viêm tai giữa phải làm sao? Việc điều trị viêm tai giữa cho trẻ cần được theo dõi và thăm khám sớm với bác sĩ chuyên khoa. Cha mẹ không nên tự ý điều trị tại nhà, vì điều này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như mất thính lực tạm thời hoặc vĩnh viễn, nhiễm trùng lan rộng,...

>> Tham khảo: 

Cách điều trị viêm tai giữa ở trẻ

Điều trị viêm tai giữa ở trẻ nội và ngoại khoa theo hướng dẫn của bác sĩ (Nguồn: Sưu tầm)

Cách phòng ngừa bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Để phòng ngừa bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cha mẹ có thể áp dụng các biện pháp sau:

  • Cho trẻ bú mẹ ít nhất 6 tháng đầu đời giúp tăng cường hệ miễn dịch của trẻ và giảm nguy cơ viêm tai giữa.
  • Khi cho trẻ bú bình, nên để bé ở tư thế ngồi để tránh sữa và nước chảy ngược vào tai.
  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc lá hoặc hóa chất trong môi trường ô nhiễm.
  • Giữ ấm cho trẻ trong mùa lạnh, duy trì chế độ ăn uống và vận động khoa học để tăng cường sức đề kháng.
  • Nhắc nhở trẻ thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, không dùng chung đồ ăn uống, và dạy trẻ che miệng khi ho, hắt hơi.
  • Đảm bảo trẻ được tiêm các loại vắc xin được khuyến cáo hàng năm, đặc biệt là vắc xin ngừa cúm và phế cầu.

>> Tham khảo: 

Trẻ bị viêm tai giữa khi nào cần đến khám bác sĩ?

Thực tế, viêm tai giữa ở trẻ em có thể tự khỏi nếu trẻ có hệ miễn dịch tốt và được chăm sóc đúng cách. Theo các bác sĩ, nếu ba mẹ biết cách chăm sóc và trẻ có sức đề kháng khỏe mạnh, viêm tai giữa có thể tự khỏi sau 2 - 3 ngày mà không cần phải điều trị đặc biệt. Tuy nhiên, nếu phát hiện những triệu chứng viêm tai giữa có thể kéo dài và có triệu chứng nhiễm trùng nặng như sưng tấy, đau nhiều, chảy dịch, ù tai, nghe kém,... thì ba mẹ cần đưa trẻ điều trị y khoa.

>> Tham khảo: Mách mẹ các mẹo dỗ trẻ khóc đêm theo dân gian

Viêm tai giữa ở trẻ có tự khỏi không?

Viêm tai giữa ở trẻ có thể tự khỏi sau 2-3 ngày (Nguồn: Sưu tầm)

Câu hỏi thường gặp khi bé bị viêm tai giữa

Viêm tai giữa ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không?

Viêm tai giữa cấp ở trẻ sơ sinh là tình trạng viêm nhiễm và sưng đau do nhiễm trùng ở vùng tai giữa, ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng ăn uống của trẻ. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây ra những biến chứng như thủng màng nhĩ, liệt mặt, viêm tai xương chũm, ảnh hưởng đến khả năng nghe và nói,... Vì vậy, ngoài việc đưa trẻ đến bệnh viện để điều trị, cha mẹ cũng cần chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa đúng cách tại nhà để giúp trẻ phục hồi nhanh chóng.

>> Tham khảo: Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật từ 6 tháng đến 18 tháng toàn diện

Trẻ viêm tai giữa uống kháng sinh bao lâu?

Thời gian điều trị kháng sinh cho trẻ bị viêm tai giữa có thể kéo dài từ 5 đến 10 ngày, tùy vào độ tuổi của trẻ và mức độ của bệnh. Do đó, cha mẹ cần tuân thủ đúng liều lượng và thời gian sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Không nên tự ý ngưng thuốc, vì điều này có thể làm tình trạng viêm tai giữa kéo dài và dễ tái phát.

Viêm tai giữa ở trẻ là một bệnh khá phổ biến, thường xảy ra ở trẻ em hơn người lớn. Bệnh tuy có thể tự khỏi nhưng mẹ cần theo dõi và đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời để tránh những biến chứng ảnh hưởng tới khả năng nghe của trẻ. Và mẹ cũng đừng quên thực hiện các biện pháp phòng ngừa để phòng tránh viêm tai giữa ở trẻ em.

>> Tham khảo thêm bài viết cùng chủ đề: 

Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo thêm thông tin tại chuyên mục Chăm sóc bé hoặc gửi câu hỏi về Góc chuyên gia.

>> Sản phẩm Huggies được bố mẹ tìm mua nhiều: tã dán Huggies, tã quần Huggies, tã dán Huggies size NB, tã dán Huggies tràm trà size S

>>Nguồn tham khảo:

EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;