MỤC LỤC BÀI VIẾT
Vàng da sơ sinh là hiện tượng thường gặp, do mức bilirubin trong máu tăng cao. Bệnh này có thể xuất hiện trong vài ngày đầu sau sinh, với các biểu hiện vàng da và vàng mắt. Ở trẻ sơ sinh đủ tháng, khoảng 60% trẻ có hiện tượng vàng da, tuy nhiên tỷ lệ này lên tới 80% với những trẻ sinh non. Vậy hãy cùng Huggies tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị bệnh vàng da ở trẻ em trong bài viết này nhé!
>> Tham khảo:
- Dính thắng lưỡi ở trẻ em: Nguyên nhân, biểu hiện và cách xử lý
- Những triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em và cách chữa trị
- Trẻ Sơ Sinh Bị Vàng Da Mẹ Nên Ăn Gì Để Bé Mau Khỏi Bệnh?
Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh là gì?
Vàng da sơ sinh xảy ra khi một chất gọi là bilirubin, được tạo ra trong cơ thể, tăng cao trong máu, dẫn đến da và kết mạc mắt có màu vàng. Đây là hiện tượng phổ biến ở trẻ sơ sinh trong 2 tuần đầu đời và là nguyên nhân chính khiến trẻ phải nhập viện lại sau khi sinh. Khoảng 60% trẻ đủ tháng và 80% trẻ sinh non gặp phải tình trạng vàng da trong tuần đầu tiên sau sinh. Bệnh vàng da có thể chia thành hai loại: vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý ở trẻ sinh.
Vàng da sinh lý
Chiếm 75% trường hợp vàng da sơ sinh. Trẻ sơ sinh bị vàng da chủ yếu do số lượng hồng cầu trong máu lớn, thường bị phá vỡ và thay mới. Khi hồng cầu vỡ ra, các yếu tố bên trong hồng cầu được giải phóng, gây tăng sản xuất bilirubin tự do. Đồng thời, chức năng gan của trẻ còn yếu và khả năng bài tiết mật chưa hoàn thiện. Em bé bị vàng da được coi là sinh lý khi thỏa mãn đủ 5 tiêu chuẩn sau:
- Xuất hiện sau 24 giờ đầu sau sinh.
- Bé vàng da không kèm theo các triệu chứng như thiếu máu, gan lách to, bỏ bú, lì bì,...
- Bé vàng da chỉ xuất hiện ở mặt, cổ, ngực và vùng bụng trên rốn.
- Chỉ số bilirubin vàng da ở trẻ sơ sinh không vượt quá 12mg% đối với trẻ bú sữa công thức và không quá 15mg% đối với trẻ bú sữa mẹ.
- Tự khỏi sau 1 tuần đối với trẻ đủ tháng và 2 tuần đối với trẻ sinh non.
>> Tham khảo: Trẻ bị nôn không sốt: Nguyên nhân, Bố mẹ cần làm gì?
Vàng da bệnh lý
Vàng da được coi là bệnh lý khi xuất hiện sớm, tiến triển nhanh, mức độ vàng nhiều và kèm theo các triệu chứng bệnh lý khác. Những ngày đầu sau sinh là thời điểm quan trọng để các bậc phụ huynh theo dõi tình trạng vàng da của trẻ. Các dấu hiệu bất thường ba mẹ cần chú ý là:
- Vàng da đậm xuất hiện sớm, trong vòng 1-2 ngày sau sinh.
- Vàng da không chỉ ở mặt, mắt mà còn lan ra bụng, cánh tay và chân.
- Vàng da không tự hết sau 1 tuần đối với trẻ đủ tháng và 2 tuần đối với trẻ sinh non.
- Vàng da kèm triệu chứng bất thường như bỏ bú, nôn trớ, sốt, khóc nhiều, phân bạc màu,...
- Vàng da ở trẻ sinh non, đặc biệt là trẻ dưới 35 tuần tuổi thai.
>> Tham khảo: Trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt có nguy hiểm không?
Nhận biết dấu hiệu vàng da ở trẻ sơ sinh theo từng mức độ (Nguồn: Sưu tầm)
Bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh nhấn mạnh:
Ba mẹ cần phân biệt vàng da sinh lý và bệnh lý để kịp thời xử trí, bao gồm:
Vàng da sinh lý
Vàng da sơ sinh rất thường thường gặp, may mắn thay đa số là vàng da sinh lý không cần điều trị. Vậy dấu hiệu nào giúp nhận biết trẻ chỉ bị vàng da sinh lý? Các bạn chú ý vàng da sinh lý xuất hiện trên trẻ sanh đủ tháng khỏe mạnh với đặc điểm xuất hiện từ ngày thứ 3-10 sau sinh. Trẻ vàng da nhẹ ở đầu mặt có thể lan đến ngực, nhưng bụng và tay chân không vàng nhé! Trẻ vẫn bú tốt, tăng cân đều đều, ngủ ngoan.
Vàng da sơ sinh bệnh lý
Vậy trẻ sơ sinh bị vàng da như thế nào thì nghi ngờ bệnh lý cần đưa trẻ đến bệnh viện khám và xét nghiệm máu? Các mẹ cần chú ý các đặc điểm sau nhé!
- Vàng da xuất hiện sớm 1-2 ngày sau sanh hoặc muộn sau 14 ngày.
- Mức độ vàng da nặng: có nghĩa là lan từ đầu mặt đến ngực bụng rồi tay chân, cả người đều vàng
- Các biểu hiện kèm theo vàng da như trẻ bỏ bú, co giật, gồng ưỡn người, li bì, trên người có khối máu tụ, bướu huyết thanh hoặc bất kỳ biểu hiện bất thường nào khác làm trẻ không khỏe.
Lời khuyên cho các bà mẹ sau sinh cần nằm phòng có đầy đủ ánh sáng thì mới kịp phát hiện sự thay đổi bất thường về màu da của bé!
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị vàng da là gì?
Trẻ sơ sinh vàng da có thể do một trong những nguyên nhân sau:
Tăng sản xuất bilirubin
Khi có quá nhiều bilirubin trong máu, dẫn đến trẻ vàng da. Bilirubin là một sắc tố màu vàng cam được hình thành khi hồng cầu trong máu bị phá vỡ. Các nguyên nhân gây tăng sản xuất bilirubin bao gồm: bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con, bệnh lý hồng cầu, vết bầm máu ở trẻ sau sinh.
Giảm khả năng chuyển hóa bilirubin
Tình trạng này có thể do trẻ mắc một số bệnh lý như hội chứng Crigler-Naajar, hội chứng Gilbert, các rối loạn chuyển hóa di truyền (galactosemia, suy giáp trạng bẩm sinh, rối loạn chuyển hóa tyrosin, methionin, thiếu α1-antitrypsin…), trẻ sinh non, thiếu hụt hormone, hoặc mẹ bị tiểu đường thai kỳ.
>> Tham khảo: Chỉ Số Tiểu Đường Thai Kỳ Bao Nhiêu Là An Toàn Và Nguy Hiểm?
Tăng tái hấp thu bilirubin từ ruột
Trẻ sinh ra bị hẹp môn vị, tắc ruột non, hoặc phình đại tràng bẩm sinh,... có thể dẫn đến việc bilirubin bị tái hấp thu từ ruột vào máu, làm tăng mức bilirubin và gây vàng da.
>> Tham khảo: Trẻ Bị Nhiễm Khuẩn Đường Ruột Bao Lâu Thì Khỏi? Nguyên Nhân, Triệu Chứng
Vàng da do sữa mẹ
Một số trẻ trong những ngày đầu gặp khó khăn khi bú mẹ hoặc mẹ không có đủ sữa, khiến trẻ không bú đủ và mất nước. Điều này dẫn đến việc tái hấp thu bilirubin từ ruột, gây vàng da.
>> Tham khảo:
- 15 loại sữa cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi tốt được khuyên dùng
- Sữa mẹ vắt ra để ngoài bảo quản được bao lâu ở nhiệt độ thường?
Nguyên nhân trẻ bị vàng da do tăng bilirubin trong máu (Nguồn: Huggies)
Cách điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh
Tùy vào mức độ vàng da sơ sinh của trẻ, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp cho trẻ sơ sinh.
Đối với vàng da sinh lý
Đây là tình trạng vàng da nhẹ, bác sĩ sẽ hướng dẫn các bậc phụ huynh cách chăm sóc và theo dõi trẻ tại nhà.
Đối với vàng da bệnh lý
Trong trường hợp này, trẻ cần được nhập viện để được điều trị và theo dõi. Các phương pháp điều trị chính bao gồm:
- Chiếu đèn điều trị vàng da sơ sinh: Đây là phương pháp điều trị phổ biến, an toàn và hiệu quả nhất để giảm nồng độ bilirubin gián tiếp trong máu và ngăn ngừa bệnh não cấp do tăng bilirubin ở trẻ sơ sinh trong những ngày đầu sau sinh. Mục đích của phương pháp này là chuyển bilirubin tự do thành bilirubin tan trong nước, giúp cơ thể dễ dàng bài tiết qua nước tiểu và phân trẻ sơ sinh.
- Thay máu: Phương pháp này được chỉ định khi vàng da nặng kéo dài, đặc biệt là khi màu vàng lan đến lòng bàn tay, lòng bàn chân hoặc nồng độ bilirubin trong máu vượt 20mg/dl và có dấu hiệu bất thường về thần kinh.
- Truyền Immunoglobulin: Phương pháp này được sử dụng khi trẻ vàng da nặng do tán huyết bất đồng nhóm máu mẹ-con (như nhóm máu ABO), thường được thực hiện cùng với phương pháp chiếu đèn hoặc sau khi thay máu.
>> Tham khảo: Gợi Ý Các Mẹo Dân Gian Chữa Vàng Da Ở Trẻ Sơ Sinh Hiệu Quả Bất Ngờ
Phương pháp chiếu đèn trị vàng da sơ sinh phổ biến, an toàn (Nguồn: Sưu tầm)
Trẻ bị vàng da khi nào cần đưa đến bác sĩ?
Nếu trẻ xuất hiện các dấu hiệu bất thường sau đây, phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được bác sĩ hỗ trợ kịp thời:
- Trẻ bị sốt.
- Trẻ bú ít, không đủ sữa.
- Trẻ ngủ nhiều hơn bình thường và khó đánh thức.
- Vàng da lan xuống dưới đầu gối và có màu sắc đậm hơn (chuyển từ vàng chanh sang vàng cam), hoặc xuất hiện vàng ở mắt.
- Vàng da tái phát sau khi đã điều trị bằng chiếu đèn.
- Vàng da kéo dài hơn 1 tuần đối với trẻ đủ tháng và trên 2 tuần đối với trẻ sinh non.
- Phân có màu nhạt.
- Nước tiểu có màu sậm.
>> Tham khảo:
- Trẻ bị sốt và nôn: cảnh giác 5 bệnh nguy hiểm
- Trẻ sơ sinh ngủ nhiều không chịu bú hoặc bú ít có đáng lo không?
Cách phòng ngừa trẻ sơ sinh bị vàng da
Để đảm bảo sức khỏe tốt trong suốt thai kỳ, mẹ bầu cần thực hiện các biện pháp chăm sóc sức khỏe đầy đủ, khám thai định kỳ theo lịch hẹn. Giúp mẹ phát hiện sớm và điều trị kịp thời các vấn đề sức khỏe, từ đó ngăn ngừa các nguy cơ như sinh non, sinh nhẹ cân, béo phì hay các nhiễm trùng có thể lây từ mẹ sang con.
Ngay sau khi sinh, mẹ nên cho trẻ bú sữa non để cung cấp dưỡng chất và tăng cường sức đề kháng cho bé. Đồng thời, giữ ấm cho trẻ để tránh tình trạng hạ thân nhiệt và hạ đường huyết, cũng như giúp trẻ đi phân su sớm.
Ngoài ra, phòng của trẻ nên được bố trí đủ ánh sáng để có thể dễ dàng theo dõi màu sắc da của bé, giúp phát hiện kịp thời các dấu hiệu vàng da hoặc bất thường khác.
>> Tham khảo:
- Lịch tiêm chủng cho bé đầy đủ từ 0-10 tuổi bố mẹ cần lưu ý
- 9 mốc khám thai quan trọng mẹ bầu cần ghi nhớ trong thai kỳ
Câu hỏi thường gặp về trẻ sơ sinh vàng da
Trẻ 1 tuổi bị vàng da nên ăn gì?
Khi trẻ 1 tuổi bị vàng da, mẹ nên bổ sung một số loại thực phẩm dưới đây giúp tối ưu nồng độ bilirubin trong máu của bé:
- Uống nhiều nước
- Thực phẩm nguyên hạt và giàu chất xơ
- Trà xanh, trà thảo dược, cà phê
- Trái cây khô, rau mầm, các loại đậu.
- Bổ sung protein: Tofu, cá hồi,...
- Rau quả tươi: Bí ngô, khoai lang, cam, rau xanh, bưởi,...
>> Tham khảo:
- Lịch sinh hoạt bé 1 tuổi: Ăn, ngủ, vui chơi mẹ cần biết
- Chiều cao cân nặng trẻ 1 tuổi bao nhiêu là chuẩn?
Bé sơ sinh bị vàng da có sao không?
Trẻ vàng da sinh lý là hiện tượng phổ biến ở trẻ sơ sinh, không nguy hiểm và thường tự hết sau 2 tuần. Tuy nhiên nếu là vàng da bệnh lý, ba mẹ nên đưa bé đến thăm khám để bác sĩ hướng dẫn và đưa ra phác đồ điều trị sớm nhằm hạn chế những biến chứng xấu cho bé.
Theo dõi cẩn thận bé trong những đầu tiên sau sinh các triệu chứng của bệnh vàng da, chẳng hạn như vàng da và mắt. Nếu mẹ nhận thấy rằng bé có các triệu chứng bệnh vàng da sơ sinh, hãy cho bé đi khám ngay lập tức nhé.
>> Tham khảo: Quá trình phát triển bé qua từng tháng hoặc Bảng cân nặng chuẩn trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Nếu mẹ còn ngàn câu hỏi đang phân vân cần lời giải đáp, mẹ hãy nhanh chóng gửi ngay câu hỏi của mình về Góc chuyên gia hoặc đọc thêm bài viết liên quan tại mục Chăm sóc bé của Huggies nhé.
>> Nguồn tham khảo:
- https://www.nhs.uk/conditions/jaundice-newborn/
- https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/22263-jaundice-in-newborns
>> Sản phẩm Huggies được bố mẹ tìm mua nhiều: tã dán Huggies, tã quần Huggies, tã dán Huggies size NB, tã dán Huggies tràm trà size S