Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
[WHO] Bảng chiều cao cân nặng bé trai 0-18 tháng tuổi mới nhất
Top 10+ Bình sữa cho bé tốt nên mua nhất hiện nay
Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh đúng chuẩn từ chuyên gia
Cách đổi sữa cho bé, phù hợp theo từng giai đoạn
Cách pha sữa NAN Nga chuẩn chuyên gia y tế chỉ mất 5 phút!
Những bài hát ru con ngủ cho mẹ dễ hát, dễ thuộc lời
Có thể tự mua vitamin A cho trẻ ở đâu? Giá bán bao nhiêu?
Tổng hợp lời những bài hát ru con Bắc Bộ hay cho con dễ ngủ
Tổng hợp lời những bài hát ru con Nam Bộ hay cho con dễ ngủ
Mẹ có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng hay không?
Top 7 cuốn sách chăm sóc trẻ sơ sinh hay giúp nuôi dạy bé hiệu quả
Sữa bột cho bé chính hãng, giá tốt, giàu dinh dưỡng
Top 5 sữa chua cho bé 6 tháng ăn dặm bổ dưỡng nên dùng nhất
Sữa công thức pha để được bao lâu? Mẹo bảo quản và lưu ý pha
TOP 10 sữa bột pha sẵn cho bé 1 tuổi tốt nhất, được mẹ tin dùng
[GIẢI ĐÁP] Sữa mẹ hâm nóng 40 độ để được bao lâu?
TOP 10 sữa non cho trẻ sơ sinh tốt được nhiều mẹ lựa chọn
Top 5 sữa non cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi được nhiều mẹ tin dùng nhất
Top 6+ Sữa tăng chiều cao tốt cho bé theo từng độ tuổi
Review 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 1 tuổi được đánh giá cao
Đánh giá 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 2 tuổi phổ biến
TOP 10 loại sữa tăng chiều cao cho trẻ 15 tuổi cao thêm 10 – 12 cm/năm
12 truyện cho bé sơ sinh hay mẹ nên đọc cho bé nghe trước khi đi ngủ
Váng sữa là gì? TOP 5 váng sữa tốt, giàu dinh dưỡng cho bé
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Chăm sóc trẻ sơ sinh 0 - 6 tháng đúng quy trình, chi tiết từ A- Z
Cho con bú
Sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi trong năm đầu tiên
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức
Khoảng thời gian đặc biệt

Mách mẹ cách cai sữa cho bé nhanh chóng mà hiệu quả

Sữa mẹ dù có tốt đến đâu thì cũng sẽ tới thời điểm trẻ cần được cai sữa để chuẩn bị cho các giai đoạn tiếp theo. Mỗi trẻ có thể có thời điểm cai sữa khác nhau, đôi khi vài tuần sau khi sinh, hoặc kéo dài đến vài tháng hoặc thậm chí có trường hợp bé được cai sữa khi đã chập chững biết đi. Mẹ có thể tham khảo cách cai sữa cho bé qua bài viết dưới đây của Huggies nhé.

>> Tham khảo thêm:

Khi nào mẹ nên cai sữa cho bé?

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị rằng trẻ sơ sinh nên được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu và bắt đầu ăn dặm từ sau 6 tháng tuổi. Và nếu có thể, mẹ nên tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ đến khi trẻ 2 tuổi.

Không có quy định cụ thể nào về thời điểm cai sữa cho bé, vì quyết định này phụ thuộc vào hoàn cảnh và sự phát triển của từng trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ có thể cân nhắc cai sữa khi bé xuất hiện những dấu hiệu sau:

  • Bé tự ngồi thẳng và lăn bóng ra trước: Đây là dấu hiệu cho thấy hệ thần kinh và hệ vận động của bé đã phát triển đầy đủ. Bé 1 tuổi, cơ thể cứng cáp và có khả năng tự đề kháng, ngay cả khi không còn bú sữa mẹ.
  • Bé bập bẹ biết nói: Khi bé có thể nói được thêm vài từ hoặc câu ngắn ngoài những từ cơ bản như "ba", "má". Vào giai đoạn này, hệ thần kinh và các giác quan cũng đã hoàn thiện. Khi quyết định cai sữa, mẹ cần bổ sung khoảng 500-600ml sữa ngoài cho trẻ, đồng thời kết hợp với việc cho trẻ ăn dặm với đa dạng thực phẩm
  • Bé đã ăn được cháo hoặc cơm nhão: Từ 18-24 tháng tuổi là giai đoạn hệ tiêu hóa của bé đã phát triển, bé có khả năng nhai và nuốt thức ăn thô tốt nên có thể cai sữa
  • Bé nhận biết màu sắc: mẹ có thể thử thay đổi màu sắc đầu vú để dần dần cai sữa. Khi bé không còn nhìn thấy màu sắc quen thuộc của núm vú, bé sẽ từ từ ngừng bú. Mẹ nên sử dụng các màu tự nhiên như nghệ để tạo màu vàng hoặc củ dền để tạo màu đỏ.
  • Bé biết leo cầu thang: Khi trẻ đã có thể tham gia vào các hoạt động thể chất như leo cầu thang, điều này chứng tỏ trẻ đã trên 24 tháng tuổi và đây là độ tuổi các bác sĩ khuyên nên bắt đầu cai sữa.

Ngoài ra, các trường hợp đặc biệt như khi mẹ mắc bệnh truyền nhiễm hoặc gặp phải các vấn đề liên quan đến bầu vú như nứt nẻ, mẹ nên cai sữa ngay để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

>> Tham khảo: 

Thời điểm thích hợp cai sữa

Thời điểm thích hợp cai sữa là khi trẻ từ 18-24 tháng tuổi (Nguồn: Sưu tầm)

Nguyên tắc cần nhớ khi can sữa cho bé

Dù mẹ áp dụng cách cai sữa nào, mẹ cũng cần lưu ý đến một số nguyên tắc sau:

  • Thời điểm thích hợp cai sữa là khi trẻ từ 18-24 tháng tuổi và khỏe mạnh. Không nên cai sữa khi bé không khỏe vì có thể làm giảm sức đề kháng, dễ gây biếng ăn và còi xương sau này.
  • Tránh cai sữa vào giai đoạn giao mùa hoặc khi thời tiết quá lạnh hoặc quá nóng.
  • Chú ý sự thay đổi về cân nặng, xương, răng và sự phát triển thể chất, tâm lý của trẻ.
  • Hiểu rõ về các phương pháp ăn dặm và nên cho trẻ ăn dặm ít nhất 5-6 tháng trước khi cai sữa.
  • Không nên ép trẻ ăn.

>> Tham khảo: 

Một số mẹo cai sữa cho bé “không nước mắt”

Nếu mẹ đang gặp khó khăn trong việc cai sữa cho bé, hãy tham khảo một số mẹo cai sữa an toàn cho bé dưới đây:

1. Cách cai sữa cho mẹ sử dụng thuốc đắng Cloxit

Cloxit là một loại thuốc có hương vị đắng, tuy nhiên lại an toàn cho trẻ nhỏ, do đó mẹ có thể yên tâm sử dụng. Để sử dụng thuốc này, mẹ có thể nghiền nát và pha với ít nước, tạo thành một hỗn hợp sệt, sau đó bôi lên ti mẹ. Khi trẻ nhỏ ngậm vào và cảm nhận được vị đắng, bé sẽ nhả ra và không còn muốn ti mẹ nữa.

>> Tham khảo: Các tuần khủng hoảng Wonder Week của trẻ và cách vượt qua

2. Thay đổi màu sắc bầu ngực của mẹ

Phương pháp này đã được nhiều mẹ áp dụng thành công để cai sữa cho bé khi bé đã nhận biết được màu sắc. Bởi vì bé đã quen thuộc với hình dáng và màu sắc của đầu ti mẹ trong một khoảng thời gian dài, việc thay đổi màu sắc hoặc hình dạng của đầu vú có thể khiến bé cảm thấy lạ lẫm và dần từ bỏ việc bú mẹ. Một số cách đơn giản để làm thay đổi màu sắc đầu ti bao gồm: dán băng keo đen, vẽ, bôi nghệ, hoặc bôi bột than lên đầu ti.

>> Tham khảo: Phương pháp dạy bé học Tiếng Anh hiệu quả tại nhà

3. Cách cai sữa mẹ cho bé giảm cữ bú

Khi quyết định bỏ một cữ bú, mẹ có thể vắt sữa ra bình hoặc sử dụng sữa công thức, sữa bò để cho bé bú. Việc này cần thực hiện đều đặn trong vòng 1 đến 2 tuần để bé có thể thích nghi dần. Mẹo cai sữa cho bé này cũng mang lại lợi ích cho mẹ, giúp điều chỉnh lượng sữa tiết ra, tránh tình trạng căng cứng hoặc viêm tuyến vú.

>> Tham khảo: Sữa mẹ vắt ra để ngoài bảo quản được bao lâu ở nhiệt độ thường?

4. Cách cai sữa cho trẻ an toàn: Tăng dần số bữa ăn dặm

Để giúp bé cai sữa mà không thiếu chất, bên cạnh các bữa chính, bố mẹ có thể cho bé ăn thêm các bữa phụ thơm ngon bổ dưỡng để bé không đói, không muốn ti mẹ. Khi lựa chọn thực phẩm nên cân nhắc các món mềm mịn dễ ăn và dễ tiêu hóa cho bé như bánh flan, bánh quy, trái cây nghiền,...

>> Tham khảo: 

5. Cách cai sữa mẹ đơn giản: Cho bé ngậm ti giả

Mẹ có thể bắt đầu cho bé sử dụng ti giả từ khoảng 3 tháng tuổi và sau đó dần dần tập cho bé bú bình. Cách cai sữa này giúp bé dễ dàng làm quen với việc không còn bú mẹ sau này. Tuy nhiên, mẹ cần vệ sinh núm vú giả thường xuyên và kiểm soát thời gian bé ngậm núm vú giả để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của răng miệng và thói quen ăn uống của bé.

>> Tham khảo: Hướng dẫn cách tập cho bé bú bình không bị sặc đúng chuẩn

Cho bé ngậm ti giả để cai sữa mẹ

Cho bé làm quen với việc ngậm ti giả để làm quen việc cai sữa mẹ

6. Cách cai sữa cho con bằng cách tự làm mất sữa mẹ

Mẹ có thể sử dụng một số loại thực phẩm tự nhiên như hoa lài, lá bạc hà, lá lốt, hoặc lá dâu để giúp giảm lượng sữa. Khi trẻ không còn bú được sữa, dần dần bé sẽ mất thói quen bú mẹ. Tuy nhiên, khi áp dụng phương pháp này, mẹ sẽ có thể cảm thấy đau rát ở đầu vú, vì ban đầu trẻ vẫn có xu hướng cắn và kéo để cố bú sữa.

>> Tham khảo: 

Một số cách cai sữa cho bé nhanh nhất

Một số cách cai sữa cho bé nhanh, hiệu quả (Nguồn: Huggies)

Những lưu ý khi cai sữa cho bé

  • Chỉ nên cai sữa khi trẻ khỏe mạnh, không bị ốm, để trẻ dễ dàng thích nghi và tránh tình trạng biếng ăn hay còi xương.
  • Nếu trẻ gặp vấn đề về tiêu hóa như bé táo bón hoặc bé bị tiêu chảy trong giai đoạn chuyển từ bú mẹ sang bú bình, ăn dặm, mẹ nên duy trì cho bé bú mẹ vì sữa mẹ giúp cung cấp kháng thể bảo vệ bé.
  • Không nên cai sữa khi thời tiết xấu: trời nóng có thể gây rối loạn tiêu hóa, trong khi trời lạnh hoặc ẩm ướt dễ khiến trẻ mắc bệnh đường hô hấp.
  • Khi thấy ngực đau và căng trong quá trình cai sữa, mẹ có thể dùng khăn mềm nhúng nước ấm, đắp lên ngực để làm mềm, sau đó vắt hoặc hút sữa để giảm đau.
  • Sau khi cai sữa, trẻ cần được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là chất đạm, chất béo và rau quả để đảm bảo sự phát triển toàn diện.

>> Tham khảo: 13 loại trái cây tốt cho bé ăn dặm và cách làm hoa quả ăn dặm cho bé

Cách cai sữa cho trẻ

Mẹ không nên cai sữa khi bé có sức khỏe yếu(Nguồn: Sưu tầm)

Câu hỏi thường gặp khi cai sữa cho bé

Khi nào sữa mẹ hết chất dinh dưỡng?

Giai đoạn từ 6 đến 24 tháng tuổi, khi trẻ đến thời điểm thích hợp để cai sữa, chất lượng sữa mẹ có thể giảm sút về thành phần dinh dưỡng và kháng thể. Tuy nhiên, sữa mẹ vẫn rất quan trọng và phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ trong giai đoạn này.

Khi nào nên tập cho trẻ bỏ bú đêm?

Trẻ có thể bắt đầu bỏ bú đêm khi đã đủ lượng calo trong ngày và có thể ngủ qua đêm mà không cần bú. Thông thường, thời điểm thích hợp để tập cho trẻ bỏ bú đêm là khi trẻ từ 4 - 6 tháng tuổi đối với trẻ bú sữa công thức, và từ 6 - 10 tháng tuổi đối với trẻ bú sữa mẹ. Các chuyên gia khuyến khích việc cai bú đêm muộn nhất là khi trẻ 8 - 9 tháng tuổi, hoặc sớm hơn nếu trẻ đã sẵn sàng và không còn cảm thấy đói vào ban đêm. 

>> Tham khảo: 

Bài viết trên là một số cách cai sữa cho bé mẹ có thể tham khảo. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp mẹ có thêm kinh nghiệm chăm sóc bé một cách khoa học và hiệu quả. Hãy luôn theo dõi Góc chuyên gia của Huggies để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích cho việc chăm sóc bé yêu mẹ nhé!

>> Nguồn tham khảo:

EmptyView

Nguyễn Phước Mỹ Linh

Avatar expert

Với hơn 14 năm kinh nghiệm tại bệnh viện nhi chuyên sâu như Nhi Đồng 1 TP.HCM, Bác sĩ Chuyên khoa 2 Nguyễn Phước Mỹ Linh chuyên ngành Nội nhi

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;