MỤC LỤC BÀI VIẾT
So với trẻ sơ sinh, một đứa trẻ đã biết lật, biết bò hay đang chập chững tập đi sẽ dễ gặp nguy hiểm hơn. Vì vậy, đây là lúc nghĩ đến cách giảm nguy cơ tai nạn cho bé. Mẹ hãy cùng Huggies tìm hiểu ngay những cách giữ an toàn cho bé trong bài viết dưới đây nhé!
Việc bố mẹ cần làm
Bạn cần có một số thay đổi để giữ an toàn cho bé. Bé chỉ hiểu được tầm quan trọng của an toàn khi lớn hơn nên bạn sẽ là người thiết lập những nền tảng về an toàn cho bé trong những năm đầu đời.
Không bao giờ để bé ở nhà một mình hoặc với một người anh em của bé hoặc với các loại thú nuôi.
Tối là lúc thường gặp tai nạn bởi bạn đang mệt mỏi và bận rộn. Hãy ưu tiên lo cho sự an toàn của bé.
Bạn cần biết cách sơ cứu và có bộ dụng cụ sơ cứu ở nhà. Rất có thể bạn không cần dùng đến những thứ này nhưng có sẵn vẫn tốt hơn.
Ăn mặc hợp lý cho bé. Với một em bé đang tuổi vận động tốt nhất không nên dùng khăn choàng cổ hoặc bất kỳ vật dụng nào có thể gây nguy hiểm.
Hiểu về cách giữ an toàn cho bé đang tuổi vận động
Bạn có thể làm nhiều thứ để nhà bạn an toàn khi bé bắt đầu biết bò hoặc tập đi. Nhưng tốt nhất để bắt đầu là hãy nhìn xung quanh theo cách của bé. Hãy cúi xuống thấp cỡ bé và nhìn quanh sàn và tường ở mỗi phòng. Sau đó nhìn lên cao khoảng một mét xem có gì nguy hiểm để thay đổi cho an toàn.
Một điều quan trọng khác trong việc giữ an toàn cho bé đang tuổi vận động là dạy bé hiểu giá trị của từ "Không". Bạn có thể tập cho bé quen với việc không nên sờ vào một số đồ vật. Lúc đầu bé còn quá nhỏ để hiểu tại sao không thể đụng vào hoặc chơi với những gì bé tiếp xúc. Đó là điều bé nên bắt đầu học từ sớm.
Giữ an toàn trong nhà bếp
Dưới 9 tuổi bé không được làm bất kỳ những điều sau đây:
Vào bếp không có sự giám sát trực tiếp của bạn (bạn nên lắp đặt cổng an toàn trong những năm đầu).
Đến gần lò nướng. Bạn có thể làm mẫu cho bé thấy sự nguy hiểm bằng cách giả vờ sờ vào lò và la lớn: "Á! Nóng quá!" cho bé biết lò là vật nguy hiểm.
Đến gần mặt bếp hoặc sờ vào bất cứ thứ gì trên đó.
Cho bất cứ thứ gì vào miệng mà bạn chưa cho phép.
Quy tắc an toàn
Luôn để tay nắm nồi và chảo quay vô trong và để xa cửa bếp lò.
Lắp chốt ngăn trẻ em trên các ngăn kéo và tủ. Một số bé nghịch ngợm sẽ tìm cách đến gần những cái chốt ấy nên bạn phải để mọi thứ lên cao. Một gợi ý là lắp một ngăn kéo đựng đồ chơi vừa tầm với bé. Một cái bát bằng vật liệu không vỡ và cái thìa gỗ có thể là món đồ chơi thích thú cho bé.
Đóng chặt mấy cái thùng. Trẻ con thường rất thích mấy chiếc thùng rác. Không chỉ nguy hiểm, bé còn có thể tạo ra một mớ rác rưởi hỗn độn. Hãy đặt thùng rác ở nơi nào đó bé không thể đến gần hoặc gắn chốt chặn trẻ em trên thùng để bé không mở được.
Không bao giờ cho bé ngồi trên mặt quầy bếp hoặc mặt ghế trong bếp.
Để các chất lỏng nóng xa tầm tay bé, hoặc chỉ làm những thứ này lúc bé ngủ, khi bé không chơi ở gần đó.
Đặt các túi nhựa lên cao xa tầm tay bé.
Không bao giờ đặt ghế đẩu gần nơi bé có thể trèo lên.
Đặt tất cả các loại dây, cáp điện xa tầm tay bé.
Nếu bạn làm đổ thứ gì trên sàn nhà, hãy lau ngay để tránh trượt ngã.
Cất các chất tẩy rửa và đánh bóng trong một cái tủ cao và luôn cài chặt chốt cửa.
Giữ an toàn trong nhà tắm
Không bao giờ để bé một mình trong bồn tắm cho đến khi bé năm tuổi.
Cài đặt nhiệt độ nước trong nhà bằng hoặc thấp hơn 48 độ C. Nhớ tắt vòi nước nóng trước mới đến vòi nước lạnh để bé không bị phỏng.
Đặt một lớp bảo vệ trên vòi tắm để bé không bị thương nếu vấp ngã trong bồn hoặc chạm vào khi vòi còn nóng.
Đặt thảm chống trượt dưới đáy bồn để bé không bị ngã và đập đầu.
Tháo các thiết bị điện khỏi phòng tắm khi bé ở đó hoặc để những thứ ấy trong một cái tủ trên cao ngoài tầm tay bé.
Giữ an toàn ở cửa ra vào và cửa sổ
Khóa cửa sổ - nhất là những cửa sổ tầng trên.
Dùng loại chốt cửa ngăn các cửa sổ mở rộng hơn 10 cm, đặc biệt là trong các khu căn hộ và cửa sổ tầng hai.
Không để ghế hoặc đồ vật gần cửa sổ để bé leo lên.
Để cửa không sập lại làm kẹt tay bé, hãy đặt một chiếc khăn trên đầu cửa để giữ cửa khép hờ.
Hãy dùng vật chặn cửa để cửa không sập lại đột ngột.
Dạy bé không để ngón tay gần bản lề cửa.
Lưu ý chung
Các loại dây khó nhìn thấy và rèm cửa phải được treo lên xa tầm tay bé.
Đặt các đồ vật dễ vỡ trên cao và xa tầm tay bé.
Dùng đồ đạc che những ổ điện lại, hoặc dùng đồ che ổ cắm.
Để những các loại nước tẩy rửa, dung dịch dùng cho máy rửa chén lên cao trong tủ chỉ người lớn mới mở được.
Đặt các loại thuốc, bình xịt, sản phẩm dùng cho tóc, dao cạo và hoá chất trong một loại tủ trẻ em không mở được.
Dùng thảm chống trượt ở mặt sau để bé không trượt ngã.
Các thiết bị điện tử luôn tiềm ẩn nguy hiểm với trẻ em. Ngay cả khi ti-vi plasma được bắt vít chặt vào tường, nó vẫn có thể rơi vào một đứa trẻ.
Không nên dùng khăn trải bàn hoặc những gì lòng thòng trên đồ đạc cho đến khi bé đủ lớn để biết không nên sờ vào những thứ đó.
Nếu bàn hoặc ghế có cạnh sắc nhọn, bạn có thể bọc nệm lại. Đóng chặt kệ sách và các loại tủ vào tường vì bé có thể trèo lên làm đổ.
Tư vấn về cách giữ an toàn cho bé
Bệnh viện Nhi đồng
Các hiệp hội về Sức khỏe Trẻ em và thanh thiếu niên
Giữ trẻ an toàn
Cảnh báo Dị ứng trên quần áo trẻ em
Kỹ năng bơi lội và an toàn dưới nước dạy cho trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi – các Trung tâm bơi lội
Giường an toàn cho bé - các shop chuyên về vật dụng cho mẹ và bé
Hội Trẻ em an toàn
Người tiêu dùng trực tuyến: Sản phẩm thu hồi và cảnh báo an toàn
Sơ cứu gia đình
Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng