Tất cả các chuyên mục
An toàn cho bé
Cách quản lý thời gian
Lần đầu làm cha mẹ
Cha mẹ và con cái
Kế hoạch chi tiêu cho gia đình
Lời khuyên dành cho cha mẹ
Mẹ ở công sở
13 Cách giảm mỡ bụng sau sinh cho mẹ bỉm sữa

Làm mẹ toàn thời gian, những thách thức

Nuôi dạy con cái ở nhà

Nuôi dạy con cái luôn là một thử thách đối với các bậc cha mẹ nhưng có thể mang lại những thành quả ngọt ngào trong cuộc đời mỗi chúng ta. Đó là điều mà ai cũng cùng chung quan điểm. Tuy nhiên, bất đồng lại nảy sinh khi bàn tới vấn đề liệu các mẹ nên ở nhà để nuôi con hay vẫn tiếp tục công việc bên ngoài.

Việc so sánh giữa hai gia đình có mẹ đi làm và mẹ ở nhà chỉ nên nhằm mục đích tìm hiểu, không nên có những tranh luận gay gắt. Trên thực tế, những bà nội trợ chưa hẳn đã gắn bó thân thiết với con cái hơn những người mẹ đi làm. Tương tự như vậy, các bà nội trợ chưa chắc là những người mẹ nhàn rỗi. Bên cạnh đó, mỗi gia đình có một hoàn cảnh riêng. Lựa chọn điều phù hợp nhất cho gia đình mình luôn được các cặp vợ chồng cân nhắc.

Dẫu vậy, những giả định này vẫn cứ xuất hiện trong các cuộc thảo luận. Ai đã làm cha làm mẹ đều luôn mong muốn điều tốt đẹp nhất cho con cái. Họ luôn cố gắng làm việc chăm chỉ để mang lại cho con mình một cuộc sống đầy đủ. Hãy bỏ qua những chỉ trích không mang tính xây dựng. Tự tin để có thể lựa chọn những gì mà bạn cho là tốt nhất và phù hợp nhất với hoàn cảnh đình bạn. Cùng Huggies tìm hiểu về lợi ích và nhược điểm khi ở nhà nuôi dạy con nhé!

Ở nhà nuôi dạy con mang lại ích lợi gì?

  1. Bạn có thể ở bên cạnh và tận tay chăm sóc, dõi theo con cả ngày.
  2. Không bỏ lỡ những giai đoạn phát triển quan trọng của con.
  3. Tự tay lên kế hoạch và sắp xếp các hoạt động trong ngày của con.
  4. Dễ cho con bú mẹ trong những tháng mới sinh.
  5. Bạn có thể đồng thời làm một người nội trợ tốt trong việc quản lý, sắp xếp hiệu quả việc gia đình.
  6. Nhiều phụ nữ cho rằng việc ở nhà nội trợ chăm sóc con là mục đích chính trong cuộc đời.

Nhược điểm khi ở nhà nuôi dạy con

  1. Đối với những người phụ nữ đang theo đuổi con đường sự nghiệp, ở nhà nuôi dạy con sẽ tác động đến các cơ hội việc làm trong tương lai.
  2. Nhiều người mẹ sẽ cảm thấy tẻ nhạt và thiếu động lực.
  3. Thực tế nhiều phụ nữ không thích việc chỉ ở nhà nội trợ chăm sóc con. Không phải vì họ không thương yêu con cái, chỉ vì họ không hứng thú với công việc này.
  4. Với người phụ nữ có tính độc lập, tự chủ cao thì làm việc đóng góp cho tài chính gia đình rất quan trọng. Do vậy, họ không thích có cảm giác như vô dụng hay đang ăn bám vào chồng.
  5. Làm mẹ sẽ ít có cơ hội nghỉ ngơi và giải trí bản thân. Đôi khi họ mong muốn được đi du lịch, đi uống cà phê hay trò chuyện cùng đồng nghiệp như khi còn đi làm.

Những vấn đề thường gặp đối với các bà mẹ

Những vấn đề thường gặp đối với các bà mẹ ở nhà

  1. Sự cô đơn. Con người là một thực thể của xã hội, đặc biệt là các bà mẹ. Họ luôn muốn được chuyện trò, kết bạn với những người phụ nữ khác. Vì vậy, không nên có ý nghĩ ngừng giao thiệp với những phụ nữ chưa có con. Kết bạn, giao tiếp với các bạn nữ khác, dù họ đã có con hay chưa, sẽ giúp bạn chia sẻ những thăng trầm trong gia đình và cuộc sống.
  2. Thiếu sự kích thích trí não. Mặc dù bạn hạnh phúc khi có con, nhưng việc nuôi con đôi khi quá bận rộn khiến bạn ít có thời gian để cập nhật kiến thức cho bản thân. Hãy cố gắng sắp xếp thời gian đọc sách, nghe đài, trao đổi cùng gia đình và bè bạn khi có thể. Nếu không có thời gian đọc báo, hãy cập nhật tin tức mạng phát thanh. Tạo thói quen luôn giữ cho đầu óc luôn hoạt động sẽ giúp bạn trở nên linh hoạt, sáng suốt hơn.
  3. Sự nhàm chán. Việc tuân theo một lịch trình có sẵn ngày qua ngày sẽ trở nên vô cùng nhàm chán. Cố gắng thay đổi lịch mỗi ngày và làm những công việc khác để thay đổi không khí. Chẳng hạn như đi dạo một vòng, đến các thư viện địa phương, hay tham gia câu lạc bộ các bà mẹ mới.
  4. Cảm thấy mình vô dụng hay không tồn tại. Sự thật là xã hội nhiều khi không đánh giá đúng vai trò làm mẹ của người phụ nữ. Nuôi dạy một thế hệ là một công việc cực kỳ quan trọng. Vì vậy, các mẹ hãy tự đề cao những việc mình đang làm.
  5. Đôi khi bạn muốn tìm kiếm sự thông cảm về quyết đinh ở nhà làm nội trợ. Không cần phải làm như vậy. Miễn con bạn và chồng bạn hài lòng với quyết định của bạn, không cần quan tâm đến những gì người khác nghĩ. Qua đó, hãy hiểu và tôn trọng quyết định của người mẹ khác nếu họ chọn tiếp tục làm việc.
  6. Tự cho mình là người kém quan trọng nhất trong gia đình. Đánh giá đúng bản thân rất quan trọng vì bạn cần phải tạo hình mẫu tốt cho con bạn noi theo. Đừng tự ti mà hãy tự hào về những gì bạn đang làm.
  7. Cảm giác tù túng khi ở trong nhà. Mỗi khi thấy mệt mỏi hay tù túng, hãy ra khỏi nhà và đi dạo một vòng. Không nên tự ép mình phải hoàn thành một khối lượng công việc nhất định mới được ra khỏi nhà. Sau khi hít thở không khí trong lành bạn sẽ có thêm năng lượng để tiếp tục công việc. Nếu bạn yêu thích tự do và du lịch, hãy sắp xếp những chuyến dã ngoại cuối tuần tạo cảm giác mới mẻ.
  8. Cảm giác bạn chẳng làm được việc gì to tát. Công việc nhà luôn đầy ắp những việc vặt không tên. Tuy vậy, bạn nên lên kế hoạch cho từng công việc, sự kiện, ghi lại cụ thể. Có như vậy khi tổng kết một ngày, bạn sẽ thấy bạn đã hoàn thành được rất nhiều việc trong ngày.
  9. Ít cơ hội được chưng diện. Bất kỳ người phụ nữ nào cũng đều mong muốn luôn được đẹp trong mắt người khác. Ở nhà nội trợ sẽ ít cơ hội được chưng diện hơn những phụ nữ đi làm. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn không được phép ăn mặc đẹp. Bạn vẫn có thể mặc đẹp, miễn sao phù hợp, khi đi ra ngoài mua sắm, hay trước mặt ông xã. Vẻ ngoài sạch đẹp, gọn gàng sẽ mang đến cho bạn sự tự tin và niềm vui.
  10. Không có thời gian cho việc tập luyện. Hãy rủ các bà mẹ khác cùng nhau luyện tập thể dục như đi bộ, bơi, tập gym. Như vậy các mẹ có thể chia sẻ các bí quyết, kinh nghiệm để có vóc dáng đẹp và sức khỏe tốt. Bên cạnh đó các mẹ sẽ thay phiên nhau trông con để hỗ trợ cho việc tập của mỗi người.
  11. Ít có không gian riêng cho vợ chồng. Khi mới có con, vợ chồng thường có ít thời gian dành cho nhau. Chỉ những gia đình có điều kiện thuê người trông trẻ may ra mới có chút riêng tư. Hãy sắp xếp thời gian riêng phù hợp cho hai vợ chồng. Nên nhớ rằng một gia đình yêu thương nhau sẽ là môi trường tốt để nuôi dưỡng trẻ phát triển toàn diện.
  12. Luôn cảm thấy tất bật. Thường thì bạn thấy không có thời gian rảnh. Luôn có những công việc không tên khiến bạn làm luôn tay luôn chân. Chỉ có các ông chồng sau khi đi làm về nhà mới có thời gian nghỉ ngơi. Hãy bàn bạc với chồng để cả hai có thể chia sẻ thời gian, công việc một cách công bằng, từ đó tránh sứt mẻ tình cảm vợ chồng.

Nuôi dạy con cái luôn là một thử thách

Các phương án thay thế cho làm việc toàn thời gian

Nhiều người nội trợ sau đó lại thay đổi ý định và muốn quay trở lại đi làm. Do nhiều nguyên nhân như thu nhập thiếu hụt, muốn theo đuổi sự nghiệp hay đơn giản chỉ muốn thúc đẩy bản thân. Hãy bàn bạc với chồng để đi đến một quyết định đúng cho gia đình. Và khi trở lại đi làm, không nhất thiết phải lựa chọn công việc toàn thời gian. Công việc bên ngoài và chăm sóc gia đình cùng một lúc có thể làm bạn quá tải, kiệt sức.

Bạn có thể kiếm tìm các công việc bán thời gian hoặc làm việc cùng chồng. Liên hệ các tổ chức công đoàn hay phòng nhân sự để có thêm các thông tin hữu ích.
Hãy thử đề nghị việc được làm việc ngay tại nhà và phân chia thời gian hợp lý cho cả hai công việc. Nhiều quản lý rất thoáng trong vấn đề này vì họ biết rằng những nhân viên có tâm lý thoải mái sẽ là những nhà quản lý thời gian tốt và làm việc hiệu quả.
Hãy sắp xếp linh hoạt thời gian cho công việc theo giờ và ngày. Chẳng hạn như bạn có thể làm việc vào buổi tối hoặc cuối tuần khi ông xã bạn ở nhà chăm sóc các con.
Cả hai vợ chồng có thể cùng làm bán thời gian và chia sẻ thời gian chăm sóc con cái.

EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;