Tất cả các chuyên mục
Sự phát triển của thai nhi theo tuần
Mẹ bầu 5 tháng thay đổi như thế nào? Thai nhi 5 tháng cần lưu ý gì?
Bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và thai nhi tháng thứ 6
Thai 7 tháng là bao nhiêu tuần? Lời khuyên dành cho mẹ
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Mang bầu 9 tháng 10 ngày là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Sự thay đổi của mẹ bầu 15 tuần
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu 16 tuần
Mẹ bầu 17 tuần: Sự thay đổi của mẹ, lời khuyên từ chuyên gia
Mẹ bầu 20 tuần: Những thay đổi ở mẹ, nên ăn gì, làm gì?
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu khi thai nhi được 21 tuần tuổi
Tìm hiểu những thay đổi của mẹ bầu khi mang thai 22 tuần
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Ốm nghén khi mang thai: Triệu chứng và cách khắc phục

Triệu chứng ốm nghén

MỤC LỤC BÀI VIẾT

Ốm nghén là cảm giác buồn nôn và nôn ói trong giai đoạn thai kỳ khiến cho mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi và khó chịu. Vậy nguyên nhân gây ra nghén là gì và làm thế nào để mẹ bầu giảm bớt các triệu chứng này? Hãy cùng Huggies tìm hiểu thông tin ngay trong bài viết dưới đây!

>> Tham khảo thêm:

Ốm nghén là gì?

Ốm nghén là triệu chứng liên quan đến việc buồn nôn trong thai kỳ và có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Đây là hiện tượng phổ biến ở mẹ bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên, mỗi mẹ bầu lại có thời gian và mức độ ốm nghén khác nhau. Đa số thai phụ bắt đầu cảm thấy buồn nôn từ tuần thứ 4 và kéo dài đến đến tuần thứ 16. Nhưng với những mẹ bầu có thể trạng yếu, triệu chứng nôn ói có thể xuất hiện sớm và khó kiểm soát hơn bình thường.

>> Tham khảo: Cách tính tuổi thai theo ngày quan hệ và chu kỳ kinh chính xác

Nguyên nhân gây ốm nghén

Theo các chuyên gia, một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến hiện tượng ốm nghén ở mẹ bầu là do sự gia tăng nồng độ hormone hCG và Progesterone. Khi lượng hormone tăng cao, các cân cơ ở hệ tiêu hóa sẽ giãn ra làm cho thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản dẫn đến hiện tượng ốm nghén ở mẹ bầu.

Những đối tượng dễ bị ốm nghén khi mang thai:

  • Mang thai lần đầu
  • Thai phụ nhẹ cân
  • Mang thai đôi hoặc đa thai
  • Đã từng bị ốm nghén nặng trong lần mang thai trước
  • Căng thẳng trong thai kỳ
  • Mắc bệnh nguyên bào nuôi

Một vài nguyên nhân khác:

  • Thói quen ăn uống không đều đặn
  • Mẹ bầu nhạy cảm với các loại thực phẩm có mùi
  • Ốm nghén do di truyền

Các dấu hiệu ốm nghén khi mang thai

Biểu hiện của ốm nghén

  • Buồn nôn và nôn ói: Đây là triệu chứng phổ biến nhất và thường xuất hiện vào buổi sáng hoặc sau khi ăn.
  • Cảm giác mệt mỏi, uể oải: Thai kỳ bắt đầu khiến mẹ bầu cảm thấy kiệt sức, cần nghỉ ngơi nhiều hơn. Thậm chí, nếu bị ốm nghén nặng mẹ bầu còn không thể tự mình thực hiện các hoạt động hàng ngày.
  • Khứu giác nhạy cảm với mùi: Mẹ bầu có thể trở nên cực kỳ nhạy cảm với những mùi lạ, đặc biệt là mùi thức ăn, khói thuốc và mùi nước hoa.
  • Thay đổi khẩu vị, chán ăn: Mẹ bầu có thể không còn hứng thú với các món ăn yêu thích trước đây, thậm chí cảm thấy buồn nôn khi nhìn thấy thức ăn.

Những biểu hiện của nghén tuy không nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng đáng kể đến sinh hoạt và sức khỏe của mẹ bầu trong giai đoạn đầu thai kỳ.

>> Tham khảo:

Các biểu hiện ốm nghén

Các biểu hiện ốm nghén mà mẹ bầu thường gặp (Nguồn: Huggies)

Phân biệt ốm nghén thường và ốm nghén nặng

Dựa trên mức độ nghiêm trọng, ốm nghén được phân thành hai loại:

  • Ốm nghén nhẹ: Đây là hiện tượng phổ biến và chiếm khoảng 80% trường hợp ở mẹ bầu. Mặc dù mẹ bầu vẫn cảm thấy mệt mỏi nhưng lại không quá khó chịu do dạ dày của mẹ bầu vẫn giữ được một phần thức ăn và chất lỏng. Vì thế, nếu ốm nghén nhẹ mẹ bầu sẽ không bị sụt cân và gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của mẹ và bé. Thông thường, các biểu hiện ốm nghén này sẽ giảm dần sau 12 tuần thai.
  • Ốm nghén nặng: Tình trạng này sẽ ít gặp hơn và chỉ xảy ra ở khoảng 1% mẹ bầu. Ốm nghén nặng khiến cho cơ thể mẹ bầu và bé không hấp thụ được chất dinh dưỡng do khi ăn vào mẹ lặp tức nôn ói. Biểu hiện ốm nghén nặng thường là nôn ói kèm theo cảm giác chán ăn. Từ đó, khiến mẹ bị sụt cân nhanh chóng, cơ thể suy nhược, dễ chóng mặt và luôn trong tình trạng mệt mỏi. Nếu kéo dài, ốm nghén nặng có thể gây mất nước và rối loạn điện giải, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Nếu gặp phải tình trạng này thì mẹ đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời để tránh biến chứng nguy hiểm.
Dấu hiệu ốm nghén bình thường Dấu hiệu ốm nghén nặng
Thỉnh thoảng buồn nôn, nôn mửa. Buồn nôn chiếm phần lớn thời gian.
Buồn nôn không liên tục, có thời gian nghỉ ngơi. Buồn nôn liên tục cả ngày lẫn đêm, hiếm khi thoải mái.
Vẫn giữ lại được một ít thức ăn hoặc nước uống. Nôn nghiêm trọng, mọi thứ ăn uống đều bị nôn ra.
Không gây mất nước đáng kể. Nôn nhiều gây dấu hiệu mất nước.

>> Tham khảo: Mang thai bao nhiêu tuần thì sinh & Cách tính ngày dự sinh

Phân biệt ốm nghén thường và ốm nghén nặng

Phân biệt ốm nghén thường và ốm nghén nặng (Nguồn: Huggies)

Cách khắc phục chứng ốm nghén ở mẹ bầu

Lựa chọn chế độ dinh dưỡng hợp lý

Chế độ ăn uống phù hợp có thể giúp mẹ bầu giảm bớt những khó chịu do ốm nghén và duy trì sức khỏe cho cả mẹ và bé. Dưới đây là một số gợi ý để mẹ bầu cân đối dinh dưỡng trong giai đoạn này:

  • Chia nhỏ bữa ăn trong ngày: Thay vì ăn 3 bữa chính, mẹ nên chia thành 5-6 bữa nhỏ trong ngày. Việc ăn ít nhưng thường xuyên sẽ giúp dạ dày không bị trống và giảm cảm giác buồn nôn khi ăn no.
  • Ngậm gừng sau bữa ăn: Một lát gừng tươi mỏng hoặc kẹo gừng có thể làm dịu cảm giác buồn nôn và giúp mẹ dễ chịu hơn.
  • Hạn chế thực phẩm có mùi: Mẹ nên tránh xa các loại thực phẩm có mùi quá nồng như đồ chiên, rán hoặc các thực phẩm lên men.
  • Ưu tiên thực phẩm giàu dưỡng chất: Bổ sung các nguồn thực phẩm giàu sắt như thịt bò, trứng, rau xanh đậm, táo, chuối... để cung cấp năng lượng và duy trì sức khỏe. Đồng thời, mẹ bầu nên thêm vào thực đơn những loại giàu vitamin C như cam, chanh, dâu tây, vừa hỗ trợ hấp thụ sắt hiệu quả hơn vừa giảm cảm giác buồn nôn.
  • Uống đủ nước mỗi ngày: Mẹ bầu cần bổ sung từ 2-3 lít nước, ưu tiên nước lọc, nước trái cây tươi hoặc nước chanh. Nếu vẫn cảm thấy khó chịu, mẹ bầu cũng có thể ngậm một chút đá viên để làm dịu cơn buồn nôn.
  • Ăn nhẹ trước khi rời giường: Trước khi ra khỏi giường vào buổi sáng hoặc trước khi đánh răng, mẹ nên ăn một ít bánh quy, hạt khô để tránh dạ dày bị trống rỗng. Điều này có thể hạn chế cơn buồn nôn xuất hiện ngay đầu ngày.
  • Thêm thực phẩm dễ tiêu hóa: Cháo, súp, hoặc bánh mì nướng là những lựa chọn nhẹ nhàng và dễ tiêu, đặc biệt phù hợp khi mẹ không muốn ăn đồ ăn quá nặng bụng.

>> Tham khảo:

Bổ sung dưỡng chất

Dưới đây là những dưỡng chất quan trọng mà mẹ bầu cần bổ sung trong thai kỳ để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Protein (Chất đạm): Protein đóng vai trò thiết yếu trong sự phát triển của thai nhi. Mẹ bầu cần tăng cường thực phẩm giàu protein như thịt nạc, trứng, sữa, đậu, măng tây, cải bó xôi…

Carbohydrate (Chất bột đường): Chất bột đường giúp cung cấp năng lượng và hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Lựa chọn thực phẩm giàu carb tốt như gạo lứt, yến mạch, chuối, đậu và hạn chế các loại carb xấu như bánh kẹo, đồ ngọt.

Lipid (Chất béo): Mẹ bầu nên bổ sung chất béo lành mạnh từ cá hồi, dầu ô liu, dầu đậu nành… để hỗ trợ hấp thu vitamin A, D, E, K và phát triển não bộ thai nhi. Mẹ bầu nên hạn chế dùng những thực phẩm có chứa chất béo xấu như mỡ của động vật.

Vitamin cho bà bầu: Để thai kỳ khỏe mạnh và hỗ trợ sự phát triển toàn diện của thai nhi, mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu như axit folic, sắt, kẽm, vitamin C, vitamin D và canxi cho bà bầu.

Thuốc hỗ trợ: Khi tình trạng buồn nôn và nôn trở nên nghiêm trọng, mẹ bầu có thể gặp phải các vấn đề như sụt cân, mất nước hoặc rối loạn điện giải. Để giảm bớt triệu chứng nghén, bác sĩ có thể khuyến cáo sử dụng một số loại thuốc như Pyridoxin (B6) hoặc Metoclopramide.

Lưu ý: Mẹ bầu chỉ được sử dụng thuốc hỗ trợ khi có chỉ định và được sự đồng ý của bác sĩ.

>> Tham khảo:

Hạn chế căng thẳng

Khi mang thai, sự thay đổi nội tiết tố khiến mẹ bầu dễ trở nên nhạy cảm và suy nghĩ nhiều hơn bình thường. Để giảm căng thẳng, mẹ bầu nên dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn đầu óc. Việc giảm bớt căng thẳng không chỉ giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái hơn mà còn có thể làm giảm các triệu chứng ốm nghén. Khi tinh thần được thư giãn và cơ thể ổn định, các cơn buồn nôn hay mệt mỏi sẽ thuyên giảm, giúp mẹ dễ chịu hơn trong suốt thai kỳ.

>> Tham khảo: Những thay đổi cơ thể và tâm lý khi mang thai

Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục thường xuyên là một cách hiệu quả để giảm căng thẳng trong thai kỳ. Các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội hoặc yoga có thể giúp mẹ bầu cải thiện tâm trạng, tăng cường sức khỏe và giảm cảm giác mệt mỏi. Việc vận động không chỉ giúp cơ thể mẹ bầu duy trì sự dẻo dai mà còn thúc đẩy lưu thông máu, làm giảm các triệu chứng ốm nghén.

Tập thể dục thường xuyên giúp mẹ bầu giảm căng thẳng

Tập thể dục thường xuyên giúp mẹ bầu giảm căng thẳng (Nguồn: Sưu tầm)

Ngủ đủ giấc

Cơ thể mẹ bầu trong giai đoạn thai kỳ nhạy cảm hơn bao giờ hết, vì vậy việc chăm sóc sức khỏe toàn diện rất quan trọng. Mẹ bầu nên ngủ đủ 7-9 tiếng mỗi đêm giúp cơ thể mẹ bầu phục hồi, tái tạo năng lượng và duy trì tinh thần thoải mái. Giấc ngủ sâu và chất lượng không chỉ giúp mẹ bầu cải thiện sức khỏe tâm lý mà còn giảm tình trạng buồn nôn và mệt mỏi.

>> Tham khảo: Mất ngủ khi mang thai: Cách giúp mẹ bầu ngủ ngon

Ốm nghén nặng có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Các dấu hiệu của chứng ốm nghén nặng:

  • Nôn ói liên tục, không thể ăn uống
  • Sụt cân nhanh chóng từ 1 – 2kg trong thời gian ngắn
  • Tim đập nhanh hoặc bất thường
  • Sốt cao không giảm
  • Tiểu lắt nhắt, nước tiểu có màu sẫm
  • Choáng váng, ngất xỉu
  • Đau đầu, đau bụng dữ dội
  • Xuất huyết âm đạo
  • Nôn ra máu

Ốm nghén nặng nếu không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Khi cơn nôn ói kéo dài và không thể kiểm soát, mẹ bầu dễ bị mất nước, mất cân bằng điện giải và suy dinh dưỡng, dẫn đến những nguy cơ tiềm ẩn như trầm cảm thai kỳ. Hơn nữa, tình trạng này có thể cản trở sự phát triển của thai nhi khi thiếu các dưỡng chất quan trọng.

Trong những trường hợp này, mẹ bầu cần được điều trị tại bệnh viện để bổ sung nước, điện giải và chất dinh dưỡng. Việc kiểm soát tốt tình trạng nghén không chỉ giúp mẹ cải thiện sức khỏe mà còn tạo điều kiện cho thai nhi được cung cấp các chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ để con phát triển khỏe mạnh.

>> Tham khảo: Kinh nghiệm chăm sóc bà mẹ mang thai đúng cách

Các câu hỏi thường gặp khi mẹ bị ốm nghén

Ốm nghén nặng từ tuần thứ mấy?

Ốm nghén nặng thường bắt đầu từ tuần thứ 6 và có thể kéo dài đến tuần thứ 9 hoặc thứ 10 của thai kỳ. Tuy nhiên, triệu chứng nôn ói nghiêm trọng có thể xuất hiện sớm hơn hoặc muộn hơn tùy thuộc vào cơ thể mẹ bầu. Nếu tình trạng nghén nặng xảy ra trước tuần thứ 6, hoặc kéo dài kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm, mẹ bầu nên đi khám bác sĩ để được hỗ trợ điều trị kịp thời.

Ốm nghén kéo dài bao lâu?

Thời gian ốm nghén có thể khác nhau ở mỗi mẹ bầu. Thường thì triệu chứng sẽ giảm dần và hết hẳn sau 12 tuần đầu thai kỳ. Tuy nhiên, có một số trường hợp ốm nghén kéo dài hơn, có thể suốt ba tháng đầu hoặc thậm chí lâu hơn nếu không được điều trị đúng cách.

Hy vọng bài viết đã giải thích được các triệu chứng thường gặp và các biện pháp mà mẹ bầu có thể áp dụng để giảm bớt tình trạng khó chịu do ốm nghén mang lại. Ngoài ra, mẹ bầu có thể tham khảo thêm thông tin tại chuyên mục Mang thai hoặc gửi câu hỏi về Góc chuyên gia của Huggies để giải đáp những thắc mắc trong suốt thai kỳ nhé.

>> Tham khảo thêm:

>> Nguồn tham khảo:

EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;