Tất cả các chuyên mục
Sự phát triển của thai nhi theo tuần
Mẹ bầu 5 tháng thay đổi như thế nào? Thai nhi 5 tháng cần lưu ý gì?
Bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và thai nhi tháng thứ 6
Thai 7 tháng là bao nhiêu tuần? Lời khuyên dành cho mẹ
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Mang bầu 9 tháng 10 ngày là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Sự thay đổi của mẹ bầu 15 tuần
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu 16 tuần
Mẹ bầu 17 tuần: Sự thay đổi của mẹ, lời khuyên từ chuyên gia
Mẹ bầu 20 tuần: Những thay đổi ở mẹ, nên ăn gì, làm gì?
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu khi thai nhi được 21 tuần tuổi
Tìm hiểu những thay đổi của mẹ bầu khi mang thai 22 tuần
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Giải mã nguyên nhân tại sao nằm ngửa thai nhi đạp nhiều

tại sao nằm ngửa thai nhi đạp nhiều thumb

Trong tam cá nguyệt thứ hai và ba của thai kỳ, các bà mẹ thường xuyên cảm nhận được những chuyển động của thai nhi, đặc biệt là khi nằm ngửa, thai nhi có xu hướng đạp nhiều và mạnh hơn khiến mẹ lo lắng. Hãy cùng Huggies tìm lời giải cho những thắc mắc của mẹ trong bài viết sau để biết được lý do tại sao nằm ngửa thai nhi đạp nhiều và cách theo dõi cử động thai hiệu quả.

Xem thêm:

Tại sao nằm ngửa thai nhi đạp nhiều?

Trước khi tìm lời giải đáp cho câu hỏi tại sao nằm ngửa thai nhi đạp nhiều, các mẹ nên biết khoảng thời gian có thể cảm nhận được những chuyển động của thai nhi. Thông thường, vào khoảng tuần thứ 7 và thứ 8 của thai kỳ, bé đã bắt đầu có những chuyển động đầu tiên trong bụng mẹ nhưng lúc này thai còn khá nhỏ nên mẹ chưa cảm nhận được.

Khi bước sang giai đoạn thai nhi 20 tuần, mẹ bầu sẽ có cảm nhận rõ ràng hơn về những cử động của bé như xoay người, vặn mình, đạp… Đặc biệt, tư thế nằm của mẹ cũng có thể ảnh hưởng đến việc thai nhi ít đạp hoặc đạp nhiều. Một số mẹ bầu cảm thấy bé đạp nhiều và mạnh hơn khi nằm ngửa, có thể là do một trong những yếu tố sau:

Con đang phát triển khỏe mạnh

Một em bé có những cử động như đạp mạnh, vặn mình với tần suất liên tục chứng tỏ đang phát triển khỏe mạnh trong tử cung của mẹ và có phần khá hiếu động. Khi mẹ nằm ngửa, sự thay đổi trong tư thế sẽ kích thích bé hoạt động nhiều hơn, vì bé cảm thấy có nhiều không gian để di chuyển. Ngoài ra, mẹ còn có thể cảm nhận được sự rung nhẹ trong bụng khi bé di chuyển tay, đặc biệt vào giai đoạn cuối thai kỳ.

Xem thêm:

tại sao nằm ngửa thai nhi đạp nhiều

Thai nhi đạp liên tục khi nằm ngửa chứng tỏ đang phát triển khỏe mạnh trong tử cung của mẹ (Nguồn: Sưu tầm)

Bé phản ứng với môi trường

Tư thế nằm ngửa có thể làm tăng sự nhạy cảm của thai nhi và những cú đạp mạnh là cách bé phản ứng lại khi cảm nhận được sự thay đổi ở môi trường xung quanh, chẳng hạn như âm thanh, thực phẩm mẹ ăn hay ánh sáng,...

Con đang thức

Tại sao nằm ngửa thai nhi đạp nhiều? Nguyên nhân có thể là do con đang còn thức. Trong những tháng cuối của thai kỳ, thai nhi có thể cảm nhận rõ ràng hơn về giấc ngủ. Nếu mẹ nằm ngửa và bé đang trong thời gian thức sẽ thực hiện các cử động đạp nhiều hơn để "nói" với mẹ rằng mình vẫn còn thức. Thời điểm dễ dàng nhất để mẹ cảm nhận cử động thai là vào buổi chiều và buổi tối.

Tại sao nằm ngửa thai nhi đạp nhiều

Thai nhi đạp nhiều khi đang thức (Nguồn: Sưu tầm)

Mẹ và bé đói

Khi mẹ cảm thấy đói, bé cũng cảm nhận được và đáp lại bằng cách đạp nhiều hơn giống như đang đòi ăn. Do đó, trong suốt quá trình mang thai, mẹ cần xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ vitamin, khoáng chất và canxi cho bà bầu giúp tăng sức đề kháng, không để đói quá lâu cũng như không nên ăn quá nhiều một lúc mà chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày, đảm bảo cân nặng mẹ bầu luôn ở mức ổn định.

Xem thêm: Bà bầu ăn gì để con thông minh?

Bé phản ứng với âm thanh quen thuộc

Mặc dù còn ở trong bụng mẹ nhưng bé vẫn có khả năng nhận diện được giọng nói của bố mẹ, ông bà, tiếng nhạc,... và có thể phản ứng lại khi nghe những âm thanh quen thuộc này. Vì vậy, mẹ có thể "nói chuyện" giao tiếp với thai nhi nhiều hơn hoặc cho con nghe những bản nhạc nhẹ nhàng và thực hiện thai giáo để giúp bé phát triển thính giác.

Thai nhi đạp khi nghe âm thanh quen thuộc

Thai nhi đạp nhiều phản ứng lại khi nghe những âm thanh quen thuộc (Nguồn: Sưu tầm)

Bé cử động vì không gian chật

Vào những tháng cuối thai kỳ, tại sao nằm ngửa thai nhi đạp nhiều hơn? Nguyên nhân có thể là do bé đã phát triển lớn hơn và cảm thấy không gian bên trong tử cung trở nên chật hẹp hơn. Lúc này, những vận động thường là do bé thấy khó chịu và muốn cử động nhiều hơn để tìm vị trí thoải mái.

Thai nhi đạp nhiều có sao không?

Ngoài việc thắc mắc tại sao bầu nằm ngửa thai nhi đạp nhiều, vấn đề thai nhi đạp nhiều có sao không cũng được các mẹ bầu quan tâm. Theo các chuyên gia sản khoa, thai nhi đạp nhiều là một dấu hiệu tích cực cho thấy bé đang phát triển bình thường và rất khỏe mạnh. Bên cạnh đạp, bé còn có nhiều hoạt động khác như vặn mình, nấc cụt, nhào lộn,...

Mỗi bé đều có nhịp độ thai máy khác nhau, vì vậy mẹ cần cảm nhận sự vận động của con và không nên so sánh cử động với bất kỳ ai khác vì dễ tạo tâm lý hoang mang, lo lắng. Tuy nhiên, nếu mẹ cảm thấy lo lắng về số lượng hoặc cường độ của các cơn đạp, hãy đến cơ sở y tế để bác sĩ kiểm tra tình trạng của thai nhi, đảm bảo rằng tất cả đều ổn và mẹ bầu có thể yên tâm hơn.

Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bà bầu trong suốt thai kỳ

Khám thai kiểm tra sức khỏe thai nhi

Nếu mẹ cảm thấy lo lắng về cường độ đạp của thai nhi có thể đi khám bác sĩ sản khoa (Nguồn: Sưu tầm)

Thai nhi đạp như thế nào là bất thường?

Một số trường hợp thai nhi đạp nhiều là dấu hiệu cảnh báo bất về sức khỏe thai kỳ. Khi gặp phải một trong những trường hợp dưới đây, các mẹ bầu nên đến cơ sở y tế ngay để bác sĩ kiểm tra, đánh giá tình hình sức khỏe hiện tại của thai nhi.

  • Các cử động của thai nhi giảm đột ngột hoặc mất hoàn toàn trong một khoảng thời gian dài.
  • Mẹ cảm thấy các cơn đạp trở nên quá mạnh gây đau đớn.
  • Cử động của thai nhi trở nên không đều, có sự thay đổi đột ngột về kiểu dáng, tần suất hoặc cường độ.
  • Các cơn đạp liên tục kèm theo những triệu chứng bất thường khác như đau bụng khi mang thai một cách dữ dội, ra máu nâu khi mang thai, hoặc dấu hiệu của vỡ ối.
  • Nếu mẹ bầu gặp phải chấn thương bụng hoặc cảm thấy sự thay đổi trong chuyển động của thai nhi sau chấn thương.

Cách chọc cho thai nhi đạp giúp luyện tập phản xạ cho bé

Để giúp bé phát triển trí não và có khả năng phản xạ tốt ngay từ trong bụng, mẹ có thể thử áp dụng một cách chọc cho thai nhi đạp nhẹ nhàng và an toàn như:

  • Nói chuyện với bé: Vào giai đoạn thai nhi 16 tuần, bé đã có thể nghe, vì thế mẹ hãy thử các cách nói chuyện với trẻ sơ sinh như hát hoặc đọc sách cho bé nghe. Điều này sẽ giúp kích thích sự phát triển về thính giác của bé và làm cho bé đáp lại bằng cách chuyển động.
  • Dùng ngón tay ấn nhẹ vào bụng: Khi mẹ dùng ngón tay ấn nhẹ vào bụng, thai nhi sẽ cảm nhận được sự tiếp xúc và phản hồi lại bằng những cú đạp. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý chỉ nên chạm nhẹ vào bụng bằng ngón tay, không nên dùng cả bàn tay để tránh gây tổn thương cho em bé.
  • Uống nước mát: Thai nhi thích môi trường ấm áp, nên việc mẹ uống nước mát hoặc chườm túi mát lên bụng sẽ khiến bé bị giật mình, cựa quậy và muốn vận động để tìm kiếm sự ấm áp.
  • Nằm nghiêng trái: Có thể nhiều mẹ sẽ thắc mắc bầu nằm nghiêng bên nào để cả mẹ và bé đều cảm thấy thoải mái. Thỉnh thoảng, thay đổi tư thế nằm cũng có thể kích thích bé đáp lại bằng cách đạp hoặc vận động. Nằm nghiêng bên trái không chỉ kích thích bé vận động mà còn mang lại nhiều lợi ích khác như tăng khả năng tuần hoàn của cơ thể và tăng trao đổi dinh dưỡng cho bé.

Nằm nghiêng bên trái kích thích thai nhi vận động

Nằm nghiêng bên trái sẽ kích thích thai nhi vận động (Nguồn: Sưu tầm)

Trên đây là những thông tin hữu ích giúp các mẹ bầu giải đáp thắc mắc tại sao nằm ngửa thai nhi đạp nhiều. Việc thai nhi đạp nhiều thường phản ánh sự phát triển khỏe mạnh và sự tương tác với môi trường bên trong tử cung. Dù vậy, nếu có bất kỳ thay đổi đột ngột nào trong tần suất và kiểu dáng của các cử động, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ sản khoa để đảm bảo mọi thứ đều ổn nhé.

Xem thêm:

EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;