MỤC LỤC BÀI VIẾT
Khi mang thai, việc chọn lựa thực phẩm an toàn là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe của mẹ và thai nhi. Có bầu không nên ăn gì? Một số thực phẩm có thể chứa độc tố hoặc vi khuẩn gây hại, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Để đảm bảo an toàn, hãy ăn thực phẩm đã được nấu chín kỹ và tránh các món có nguy cơ nhiễm vi khuẩn. Bên cạnh đó, một chế độ ăn giàu vitamin và khoáng chất như axit folic, sắt, vitamin C, và vitamin A là cần thiết cho sự phát triển của em bé. Hãy cùng Huggies tìm hiểu qua bài viết này nhé.
>> Tham khảo thêm:
- Bà bầu nên ăn gì? Top 10 thực phẩm tốt cho bà bầu và thai nhi
- Thực đơn cho bà bầu cả tuần đủ dinh dưỡng, định lượng chi tiết
- Bầu 3 tháng đầu không nên ăn gì?
Mẹ có thai không nên ăn gì? Những thực phẩm không nên ăn khi mang thai
Có rất nhiều loại thực phẩm cần tránh khi mang thai, hầu hết các bác sĩ sẽ tư vấn rằng bạn nên tránh xa một số loại cá, thịt sống, trứng sống, pho mát mềm, pate, rau chưa rửa v.v. Hãy tham khảo danh sách những thực phẩm có thai không nên ăn dưới đây:
1. Hải sản có hàm lượng thủy ngân cao
Một số loại cá (như cá mập, cá ngừ, cá kiếm,...) có chứa một lượng cao của thủy ngân được tích lũy trong các mô mỡ của chúng. Phụ nữ mang thai nên tránh ăn nhiều những loại cá này để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thần kinh của thai nhi. Chưa có một nghiên cứu rõ ràng nào về việc ăn bao nhiêu những loại cá này thì tổn hại cho bé, nhưng “cẩn tắc vô áy náy”, tốt nhất là bạn nên tránh những con cá này. Ngoài ra, những loại hải sản sống khác mà phụ nữ mang thai nên tránh xa là hàu và sushi cá sống.
>> Tham khảo: Bảng tăng cân của mẹ bầu theo từng tam cá nguyệt
Mẹ không nên ăn những loại cá có chứa hàm lượng thủy ngân cao (Nguồn: Sưu tầm)
2. Trứng sống hoặc chưa chín
Trứng sống hoặc lòng đào có thể chứa vi khuẩn Salmonella, gây nguy hiểm cho bà bầu và thai nhi. Vì hệ miễn dịch của phụ nữ mang thai thường yếu hơn, việc ăn trứng sống có thể khiến bà bầu dễ bị nhiễm khuẩn. Vi khuẩn Salmonella có thể gây sinh non, tiêu chảy, ói mửa và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và bé. Do đó, bà bầu nên tránh ăn trứng sống hoặc chưa nấu chín.
>> Tham khảo: Những loại thực phẩm dễ gây sảy thai mẹ bầu cần tránh xa
3. Thực phẩm chế biến sẵn, thịt nguội
Những thức ăn không tốt cho bà bầu đặc biệt phải kể đến đồ ăn chế biến sẵn như xúc xích, thịt nguội hay giăm bông có thể chứa vi khuẩn Listeria. Mặc dù vi khuẩn này không gây hại cho người bình thường, nhưng với bà bầu, nó có thể là mối nguy hiểm, làm tăng nguy cơ sảy thai.
>> Tham khảo: Dấu hiệu sảy thai tự nhiên sớm & Dọa sảy thai cần lưu ý
4. Thịt, cá sống hoặc tái
Thịt tái hoặc chưa nấu chín là những món ăn bà bầu nên tránh vì chúng là môi trường thuận lợi cho ký sinh trùng toxoplasmosis phát triển. Khi bà bầu ăn phải loại thịt này, nguy cơ mắc phải biến chứng nghiêm trọng như sảy thai hoặc thai chết lưu sẽ tăng cao.
>> Tham khảo:
5. Nội tạng động vật
Các loại thịt và nội tạng như tim, lòng, gan,... cung cấp nhiều chất dinh dưỡng như vitamin B12, vitamin A, đồng, sắt cho bà bầu. Tuy nhiên, nếu tiêu thụ quá nhiều, chúng có thể gây ngộ độc vitamin A và hàm lượng đồng cao, làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh hoặc nhiễm độc gan ở thai nhi.
>> Tham khảo:
- Hướng dẫn bổ sung sắt cho bà bầu đúng cách trong suốt thai kỳ
- 5 loại thuốc canxi cho bà bầu cần phải bổ sung suốt thai kỳ
Nội tạng động vật có thể gây ngộ độc cho mẹ (Nguồn: sưu tầm)
6. Trái cây dễ xảy thai
Mang thai không nên ăn gì? Đu đủ xanh là một trong những loại trái cây bà bầu nên tránh vì chứa enzyme có thể gây co thắt tử cung, làm tăng nguy cơ sảy thai. Tương tự, quả dứa cũng có hàm lượng bromelain cao có thể kích thích co thắt tử cung, dẫn đến nguy cơ sinh non.
>> Tham khảo: Các loại trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng đầu mẹ không thể bỏ qua
7. Rau, củ mầm sống
Các loại rau, củ mọc mầm, đặc biệt là khoai tây, chứa độc tố solanine. Chất này có thể gây rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng đến hệ thần kinh của mẹ và làm tăng nguy cơ dị tật ở thai nhi.
>> Tham khảo: Điểm danh top 11 các loại hạt tốt cho bà bầu dinh dưỡng cao
Rau, củ mầm sống gây rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng xấu đến thai nhi (Nguồn: Sưu tầm)
8. Các loại thực phẩm khác
Mẹ bầu không nên ăn gì? Măng tươi là một trong những thực phẩm cần tránh vì có thể gây khó tiêu, đầy hơi và giảm chuyển hóa sắt, dẫn đến mẹ bầu thiếu sắt, mệt mỏi, tăng nguy cơ tiền sản giật và khiến thai nhi nhẹ cân, sinh non. Ngoài măng, khổ qua, rau ngót, rau sam cũng là thực phẩm cần tránh khi mang thai vì chứa các chất như Quinine và Monodicine, có thể gây co thắt tử cung, làm tăng nguy cơ sảy thai, gây nguy hiểm cho thai kỳ.
>> Tham khảo: Bảng cân nặng và chiều dài thai nhi theo tuần, tiêu chuẩn WHO
9. Sữa không tiệt trùng
Sữa và các sản phẩm từ sữa thường được tiệt trùng để diệt vi khuẩn và kéo dài thời gian sử dụng. Tuy nhiên, sữa chưa tiệt trùng và các loại phô mai mềm có thể chứa vi khuẩn Listeria, gây ngộ độc thực phẩm. Điều này có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và thai nhi, thậm chí dẫn đến sảy thai hoặc thai chết lưu. Vì vậy, khi mua sữa hoặc phô mai, bà bầu nên kiểm tra nhãn để đảm bảo sản phẩm đã được tiệt trùng và tránh các loại phô mai mềm chưa qua khử trùng.
>> Tham khảo: Sữa bầu Nhật loại nào tốt? Top 5 sữa bầu được nhiều mẹ tin dùng
10. Thực phẩm nhiều dầu mỡ
Những thực phẩm không tốt cho bà bầu tiếp theo đó là đồ ăn nhiều dầu mỡ như đồ chiên, nướng, thịt mỡ,.... Việc tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa lượng mỡ cao có thể kích thích tuyến vú và tác động tiêu cực đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
>> Tham khảo: Thực đơn cho bà bầu không tăng cân, tốt cho cả mẹ và bé
11. Đồ ngọt, đồ quá mặn
Khi mang thai, nhiều mẹ bầu thèm đồ ngọt như kem, bánh ngọt và socola, nhưng ăn quá nhiều có thể giảm hấp thụ các dưỡng chất cần thiết cho thai nhi và tăng nguy cơ đái tháo đường thai kỳ. Vì vậy, bà bầu chỉ nên ăn một lượng nhỏ đồ ngọt để duy trì mức đường huyết ổn định.
Ngoài ra, ăn đồ mặn quá nhiều cũng không tốt. Mẹ bầu có thể cảm thấy thèm muối, nhưng việc ăn mặn thường xuyên có thể gây phù, cao huyết áp và tiền sản giật. Mẹ bầu nên bổ sung muối từ thực phẩm tự nhiên như rau củ, sữa, cá, thịt gà để đảm bảo sức khỏe.
>> Tham khảo: Những điều cần tránh khi mang thai 3 tháng đầu
Mẹ hạn chế đồ ăn quá ngọt hoặc quá mặn để đảm bảo sức khỏe (Nguồn: Sưu tầm)
12. Phụ gia thực phẩm
Nhiều loại thực phẩm thường chứa các chất phụ gia và chất bảo quản. Vì vậy, mẹ nên cẩn thận lựa chọn những thực phẩm đóng gói trong siêu thị , hãy đọc kỹ thành phần của chúng. Chất phụ gia cần tránh là MSG (bột ngọt) vì chúng có thể gây rối loạn dạ dày, đau đầu. Phẩm màu nhân tạo cũng cần phải tránh xa đặc biệt là màu xanh, màu đỏ và vàng.
13. Cà phê
Cà phê chứa caffeine, và nếu bà bầu tiêu thụ quá nhiều, có thể gây tăng huyết áp, căng thẳng, mất ngủ, đồng thời làm tăng nguy cơ thai nhi nhẹ cân, vàng da, hoặc sảy thai, thai chết lưu. Vì vậy, nếu muốn uống cà phê, mẹ bầu cần chú ý kiểm soát lượng caffeine hấp thụ.
14. Nước ngọt có gas
Nước ngọt có gas chứa nhiều đường và hương liệu nhưng thiếu đi chất dinh dưỡng, vì vậy nếu bà bầu uống quá nhiều sẽ dễ gặp tình trạng thiếu chất, cơ thể mệt mỏi, và tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ. Việc tiêu thụ quá nhiều nước ngọt cũng có thể dẫn đến sinh non hoặc sảy thai.
>> Tham khảo: Thiếu máu khi mang thai: Dinh dưỡng cho bà bầu bị thiếu máu
15. Đồ uống có cồn: Rượu bia
Phụ nữ mang thai và cho con bú nên tuyệt đối tránh uống rượu trong suốt thời gian này. Việc tiêu thụ cồn có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi, thậm chí dẫn đến hội chứng nghiện rượu ở thai nhi. Khi cho con bú, rượu cũng có thể truyền qua sữa mẹ, làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa và sức khỏe của bé.
>> Tham khảo: Lời đáp từ chuyên gia: Mẹ cho con bú uống bia được không?
Mẹ không nên uống nước ngọt, cà phê và rượu bia trong thai kỳ (Nguồn: Sưu tầm)
Một số lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu
- Mẹ bầu cần đảm bảo chế độ ăn đa dạng và đầy đủ 4 nhóm chất thiết yếu: đạm, bột đường, chất béo, chất xơ, cùng với vitamin và khoáng chất.
- Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày để giảm tình trạng ốm nghén và khó tiêu.
- Ăn chính, uống sôi để đảm bảo an toàn thực phẩm
- Hạn chế tối đa đồ uống không lành mạnh.
- Bổ sung đủ nước, ít nhất 2 lít mỗi ngày.
>> Tham khảo:
Câu hỏi thường gặp về chủ đề “Có thai không nên ăn gì?”
Bầu ăn được thịt ngựa không?
Câu trả lời là: Có. Thịt ngựa là một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, với vị ngọt và tác dụng bổ gân, dưỡng cơ. Nó cung cấp nhiều vitamin, amino acid, khoáng chất và đặc biệt là chất sắt, rất có lợi cho phụ nữ mang thai.
Bầu 3 tháng đầu ăn cút nướng được không?
Mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn thịt nướng trong thai kỳ, miễn là thịt đã được chế biến cẩn thận và chín kỹ. Mẹ cần tránh ăn những miếng thịt chưa chín hẳn, vì chúng có thể chứa vi khuẩn gây hại, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Bà bầu ăn hàu được không?
Mẹ bầu có thể ăn hàu trong thai kỳ, miễn là hàu được chế biến sạch sẽ và nấu chín hoàn toàn. Việc nấu chín sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn và độc tố có thể có trong hàu, đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, mẹ bầu cần tránh ăn hàu sống hoặc chưa nấu chín để tránh nguy cơ nhiễm trùng.
Bầu ăn thịt gà được không?
Thực tế, chưa có bất kỳ bằng chứng khoa học nào chứng minh rằng thịt gà hay thịt vịt gây hại cho sức khỏe của bà bầu và thai nhi. Do đó, mẹ bầu có thể ăn thịt gà, thịt vịt để bổ sung thêm dưỡng chất cho cả mẹ và thai nhi.
>> Tham khảo thêm:
- Thực đơn cho bà bầu: Canh chua cá chép
- Thực đơn cho bà bầu: Cá nục kho riềng đậm đà, thơm ngon
- Thực đơn cho bà bầu: Bồ câu hầm hạt sen
Trên đây là thông tin trả lời cho câu hỏi “Có bầu không nên ăn gì?”. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với các mẹ bầu. Để hiểu rõ hơn về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi theo tuần, mẹ truy cập Huggies nhé.
>> Nguồn tham khảo: