Tất cả các chuyên mục
Sự phát triển của thai nhi theo tuần
Mẹ bầu 5 tháng thay đổi như thế nào? Thai nhi 5 tháng cần lưu ý gì?
Bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và thai nhi tháng thứ 6
Thai 7 tháng là bao nhiêu tuần? Lời khuyên dành cho mẹ
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Mang bầu 9 tháng 10 ngày là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Sự thay đổi của mẹ bầu 15 tuần
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu 16 tuần
Mẹ bầu 17 tuần: Sự thay đổi của mẹ, lời khuyên từ chuyên gia
Mẹ bầu 20 tuần: Những thay đổi ở mẹ, nên ăn gì, làm gì?
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu khi thai nhi được 21 tuần tuổi
Tìm hiểu những thay đổi của mẹ bầu khi mang thai 22 tuần
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Dấu hiệu sảy thai sớm: Nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa

Dấu hiệu sẩy thai

Sảy thai sớm thường gặp ở các mẹ bầu ở giai đoạn đầu thai kỳ. Mất đi thai nhi là nỗi đau lớn cả về tinh thần và thể chất đối với người mẹ. Vậy làm sao để nhận biết các dấu hiệu sảy thai sớm? Mời mẹ bầu cùng Huggies tìm hiểu nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa nguy cơ sảy thai ngay trong bài viết dưới đây!

>> Tham khảo thêm:

Thật không may, hiện nay vẫn chưa có phương pháp nào có thể ngăn được việc sảy thai sớm. Thường khi bạn thấy các dấu hiệu sảy thai, thì lúc đó bạn đã không cứu vãn được tình hình nữa.

Theo bác sĩ Bùi Thị Thu Hà, các mẹ cần lưu ý:

bac si

Mẹ sẩy thai thường xảy ra 3 tháng đầu do có nhiều nguyên nhân:

  • Mẹ mắc các bệnh lý nội khoa như thiếu máu, đái tháo đường, bệnh lý nội khoa bệnh lý tuyến giáp,...
  • Bất thường gene, nhiễm sắc thể.
  • Bất thường hình thái cấu trúc thai.
  • Thiếu dưỡng chất.
  • Nhiễm trùng bào thai (TORCH).
  • Thiếu hụt hoàng thể thai kỳ.

bac si

Các dấu hiệu sảy thai sớm thường gặp

1. Ra máu âm đạo

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, việc mẹ thấy ra máu âm đạo có thể là hiện tượng bình thường khi cơ thể bắt đầu thích nghi với quá trình mang thai tháng đầu. Tuy nhiên, nếu máu chảy nhiều đến mức làm ướt hết một miếng gạc trong vòng một giờ và âm đạo ra máu đỏ hoặc ra máu nâu khi mang thai. Hiện tượng này là do hormone trong cơ thể mẹ giảm đột ngột và báo hiệu nguy cơ sảy thai.

Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, máu có thể chảy rất nhiều, vón thành cục và kéo dài vài ngày trước khi ngừng lại. Lúc này, mẹ nên chú ý nhiều hơn đến sức khỏe của mình.

Nếu mẹ nhận thấy hiện tượng ra máu bất thường, nhất là khi mẹ đã từng sảy thai thì mẹ cần đến gặp bác sĩ ngay để được kiểm tra và tư vấn kịp thời.

>> Tham khảo: Ra máu khi mang thai tháng đầu mẹ bầu cần chú ý gì?

2. Dịch âm đạo chảy bất thường kèm chuột rút

Một trong các dấu hiệu sảy thai phổ biến là dịch âm đạo chảy bất thường kèm theo cảm giác chuột rút. Trong những tuần đầu của thai kỳ, nếu mẹ thấy xuất hiện các mảng huyết dày kèm theo chất nhầy màu hồng hoặc xám và có cảm giác đau hoặc chuột rút, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo sảy thai sớm. Đặc biệt, khi dịch nhờn tiết ra quá nhiều hoặc có máu đông, mẹ bầu nên đi khám và điều trị để tránh trường hợp đáng tiếc.

>> Tham khảo: Dịch nhầy cổ tử cung khi mang thai

3. Đau lưng và đau bụng dưới

Đau lưng và đau bụng dưới là một dấu hiệu sảy thai thường bị nhầm lẫn với các triệu chứng mang thai khác. Tuy nhiên, mẹ bầu cần phải đặc biệt chú ý nếu triệu chứng này xuất hiện thường xuyên trong suốt 3 tháng đầu thai kỳ. Trước khi chảy máu âm đạo, nhiều thai phụ cảm thấy đau bụng dưới dữ dội kèm theo cơn co thắt tử cung, đôi khi gây khó thở. Vì thế, nếu mẹ bầu gặp phải cơn đau thắt ở vùng lưng và bụng dưới kèm theo khó thở, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để bảo đảm an toàn cho cả mẹ và bé

4. Mất triệu chứng thai nghén

Các dấu hiệu có thai điển hình như ốm nghén, nhạy cảm với mùi vị, đau ngực,... thường xuất hiện do sự thay đổi của hormone trong cơ thể mẹ bầu giúp duy trì sự phát triển của thai nhi. Do đó, nếu đột nhiên các dấu hiệu này dừng lại dù mới chỉ ở tam cá nguyệt đầu tiên thì rất có thể thai kỳ đã chấm dứt.

5. Thai ngoài tử cung

Thai ngoài tử cung là một tình trạng nguy hiểm khi thai nhi phát triển ở ống dẫn trứng và nằm bên ngoài tử cung. Nếu không can thiệp kịp thời, thai ngoài tử cung có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như chảy máu trong ổ bụng, sốc, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng của mẹ bầu. Mặc dù dấu hiệu thai chưa vào tử cung là tình trạng nguy hiểm nhưng dễ bị bỏ qua do các biểu hiện thường không rõ ràng. Do đó, nếu gặp phải các biểu hiện sảy thai sau, mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời.

  • Đau bụng dưới: Cơn đau có thể xuất hiện đột ngột và mạnh mẽ, không giống với cơn đau thông thường khi mang thai.
  • Ra máu âm đạo: Máu có thể ra ít hoặc nhiều và thường có màu đỏ tươi hoặc nâu.
  • Chóng mặt hoặc ngất xỉu: Mẹ bầu bị mệt mỏi, choáng váng hoặc thậm chí là ngất xỉu do mất máu hoặc thay đổi nội tiết tố.
  • Đau vai: Đây là dấu hiệu có thể xảy ra khi máu rò rỉ vào ổ bụng và gây kích ứng cơ hoành, dẫn đến đau vai.

>> Tham khảo: Nguyên Nhân Thai Vào Tử Cung Chậm Và Cách Xử Lý

Các dấu hiệu sảy thai sớm thường gặp

Các dấu hiệu sảy thai sớm thường gặp (Nguồn: Huggies)

Một số loại sảy thai phổ biến

Nhận diện sớm các dấu hiệu sảy thai giúp mẹ hiểu rõ hơn về những gì có thể xảy ra và tìm được sự hỗ trợ kịp thời. Dưới đây là một số loại sảy thai phổ biến mà mẹ bầu cần lưu ý:

  • Dọa sảy thai: Dấu hiệu ra máu bất thường nhưng cổ tử cung chưa mở. Nếu được phát hiện sớm và chăm sóc đúng cách thì thai kỳ vẫn có thể tiếp tục.
  • Sảy thai không hoàn toàn: Cơ thể mẹ chỉ đẩy ra một phần mô thai, một phần còn kẹt lại trong cơ thể mẹ và cần can thiệp y tế để xử lý.
  • Sảy thai hoàn toàn: Xảy ra khi tất cả mô thai đã được đẩy ra ngoài cơ thể mẹ.
  • Sảy thai lỡ: Trong trường hợp này, phôi thai đã mất nhưng cơ thể mẹ vẫn không có dấu hiệu bất thường nghiêm trọng.
  • Sảy thai lưu: Phôi thai đã ngừng phát triển hoặc chết nhưng vẫn nằm trong tử cung. Mẹ thường không biết mình đã sảy thai cho đến khi siêu âm và được bác sĩ phát hiện.
  • Sảy thai do nhiễm trùng: Xảy ra khi mô thai còn sót lại trong tử cung gây nhiễm trùng, đe dọa sức khỏe của mẹ nếu không được xử lý kịp thời.

>> Tham khảo:

Nguyên nhân sảy thai sớm là gì?

Biểu hiện sảy thai sớm có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, cả bên trong và bên ngoài cơ thể mẹ. Dưới đây là những yếu tố chính dẫn đến tình trạng này:

  • Vấn đề về nhiễm sắc thể: Hơn một nửa các trường hợp sảy thai sớm xảy ra do bất thường về nhiễm sắc thể của thai nhi. Thai nhi phát triển dựa trên một bộ nhiễm sắc thể từ mẹ và một bộ từ bố. Khi có sự khiếm khuyết trong một trong hai bộ nhiễm sắc thể này, thai kỳ có thể không phát triển bình thường và dẫn đến hiện tượng sảy thai.
  • Yếu tố di truyền: Một số bất thường trong nhiễm sắc thể có thể dẫn đến các vấn đề như suy thai trong tử cung, buồng trứng không hoạt động, hoặc thai mol (mang thai mà cả hai bộ nhiễm sắc thể đều đến từ người bố).
  • Tuổi tác của mẹ: Phụ nữ lớn tuổi có nguy cơ sảy thai cao hơn, do số lượng trứng có bất thường nhiễm sắc thể cao, làm tăng khả năng thai nhi không phát triển bình thường.
  • Sức khỏe của mẹ: Các bệnh lý mãn tính như tiểu đường thai kỳ, bệnh tuyến giáp, huyết áp cao, lạc nội mạc tử cung hoặc do các bất thường trong tử cung như u xơ tử cung, mô sẹo.
  • Thói quen sinh hoạt không lành mạnh: Việc sử dụng chất kích thích như thuốc lá , cafein, rượu và ma túy là nguyên nhân làm giảm khả năng duy trì thai kỳ.
  • Cân nặng mẹ bầu: Mẹ bầu có cân nặng quá thấp hoặc thừa cân có nguy cơ sảy thai cao hơn so với những mẹ có cân nặng ổn định.
  • Môi trường và hóa chất: Tiếp xúc với môi trường hóa chất độc hại, bức xạ hoặc tự ý sử dụng thuốc mà không phải bác sĩ kê đơn.
  • Các yếu tố khác: Các cục máu đông, hội chứng kháng phospholipid (APS), hoặc nhiễm trùng cũng là những nguyên nhân khiến thai kỳ kết thúc sớm.
  • Đã từng sảy thai: Những phụ nữ có tiền sử sảy thai từ hai lần trở lên cũng có nguy cơ cao hơn trong các thai kỳ sau.

Những nguyên nhân này có thể được kiểm soát hoặc giảm thiểu thông qua việc chăm sóc sức khỏe kỹ lưỡng, thăm khám định kỳ và thay đổi lối sống phù hợp.

>> Tham khảo:

Mẹ bầu nên tránh xa các chất kích thích

Mẹ bầu nên tránh xa các chất kích thích để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh (Nguồn: Sưu tầm)

Chẩn đoán và điều trị sảy thai như thế nào?

Để xác định mẹ có bị sảy thai không, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm và kiểm tra vùng chậu. Nếu như mẹ đã bị sảy thai và tử cung không bị nhiễm trùng, mẹ sẽ không cần phải điều trị. Tuy nhiên, nếu như tử cung bị nhiễm trùng hoặc có những dấu hiệu bất thường thì bác sĩ có thể sử dụng những phương pháp hỗ trợ điều trị sau:

  • Nong và nạo tử cung (D&C): Với phương pháp này, bác sĩ sẽ tiến hành mở rộng tử cung và lấy ra hết các mô hoặc bào thai còn sót lại trong tử cung một cách nhẹ nhàng.
  • Điều trị bằng thuốc: Nếu sau khi thăm khám, bác sĩ xác định mẹ bầu không cần thực hiện phương pháp D&C, mẹ có thể được điều trị bằng thuốc. Misoprostol là một trong những loại thuốc có thể được sử dụng để giúp làm sạch tử cung và hỗ trợ quá trình phục hồi. Tuy nhiên, thuốc này chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ để bảo đảm an toàn cho thai phụ.

Những cách phòng ngừa nguy cơ sảy thai

Để giảm nguy cơ sảy thai sớm và đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ bầu có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:

  • Bổ sung acid folic trước khi mang thai: Bổ sung 800 microgam (mcg) axit folic mỗi ngày từ ít nhất 3 tháng trước khi có thai giúp giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh và các vấn đề về nhiễm sắc thể, đồng thời hỗ trợ sự phát triển của thai nhi trong ba tháng đầu thai kỳ. Mẹ bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước để uống axit folic đúng cách và mang lại hiệu quả tối đa.
  • Duy trì lối sống lành mạnh :Chế độ ăn uống khoa học và tập luyện thể dục hợp lý là nền tảng quan trọng cho sức khỏe trong suốt thai kỳ. Mẹ bầu nên tránh thuốc lá, rượu bia, và hạn chế caffeine. Những thói quen này không chỉ bảo vệ sức khỏe của mẹ mà còn giúp tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của thai nhi.
  • Giữ cân nặng ổn định
    Cân nặng quá thấp hay thừa cân đều có thể làm tăng nguy cơ sảy thai và các biến chứng thai kỳ. Mẹ bầu nên chú ý đến chế độ ăn uống và tập thể dục đều đặn để duy trì chỉ số BMI ổn định, từ đó hỗ trợ một thai kỳ khỏe mạnh và hạn chế rủi ro sảy thai.
  • Phòng tránh nhiễm trùng
    Mẹ bầu cần chú ý vệ sinh tay sạch sẽ và tránh tiếp xúc với người mắc bệnh truyền nhiễm. Việc tiêm phòng đầy đủ trước khi mang thai cũng giúp bảo vệ mẹ và thai nhi khỏi các bệnh có thể ảnh hưởng xấu đến thai kỳ như: cúm, thủy đậu hoặc rubella.
  • Kiểm soát sức khỏe và các bệnh lý mạn tính
    Các bệnh lý như huyết áp cao, tiểu đường và bệnh tuyến giáp nếu không được kiểm soát tốt có thể gây nguy hiểm cho thai nhi. Trước khi mang thai, mẹ bầu cần điều trị và kiểm soát các bệnh lý này để giảm thiểu nguy cơ sảy thai sớm.
  • Quan tâm đến môi trường sống
    Mẹ bầu cần hạn chế tiếp xúc với hóa chất độc hại, các loại thuốc không được bác sĩ chỉ định và tránh các yếu tố có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thai kỳ. Ngoài ra, việc tạo một môi trường sống lành mạnh, ít căng thẳng cũng rất quan trọng trong việc duy trì một thai kỳ khỏe mạnh.
  • Tầm soát bệnh lý tình dục
    Trước khi mang thai, mẹ bầu nên kiểm tra sức khỏe tình dục để tránh các bệnh lây qua đường tình dục. Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu cần đặc biệt chú ý đến sức khỏe tình dục để bảo vệ cả mẹ và bé.

>> Tham khảo:

Tập thể dục thường xuyên giúp mẹ bầu duy trì cơ thể khỏe mạnh

Tập thể dục thường xuyên giúp mẹ bầu duy trì cơ thể khỏe mạnh (Nguồn: Sưu tầm)

Mang thai sau sảy thai cần lưu ý gì?

Sảy thai là điều không người mẹ nào muốn. Tuy nhiên, mẹ không thể kiểm soát được tất cả các trường hợp có thể khiến mẹ sảy thai. Để hỗ trợ cho việc phục hồi và giảm thiểu rủi ro cho lần mang thai tiếp theo, mẹ cần lưu ý một số điều sau:

  • Mẹ cần thời gian để phục hồi và lấy lại cân bằng sau nỗi đau mất con. Trong giai đoạn này, những lời tư vấn từ bác sĩ rất quan trọng để mẹ biết thời điểm thích hợp để mang thai lần nữa. Các bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng sức khỏe của mẹ để đưa ra lời khuyên. Tuỳ theo thể trạng của mẹ, nếu mẹ muốn mang thai lần nữa, thời điểm an toàn có thể sau 3 tháng hoặc hơn.
  • Mẹ cũng nên thăm khám tiền sản thường xuyên hơn so với lần mang thai trước để bác sĩ có thể theo dõi sức khỏe và tư vấn các biện pháp hỗ trợ cho thai nhi phát triển khỏe mạnh.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh là điều không thể thiếu trong thời gian này. Mẹ nên bổ sung ngũ cốc, vitamin từ trái cây và rau để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể. Đồng thời, mẹ bầu cũng cần kiểm soát cân nặng cơ thể luôn trong trạng thái tốt nhất.
  • Bên cạnh đó, mẹ cần bỏ hẳn các thói quen sử dụng chất kích thích như thuốc lá, cà phê hay rượu bia để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và thai nhi trong tương lai.
  • Nếu mẹ có các vấn đề sức khỏe như huyết áp cao hoặc tiểu đường, việc theo dõi và kiểm soát tình trạng bệnh là rất cần thiết để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

>> Tham khảo: Sinh con thành công sau thai lưu: Kinh nghiệm mang thai

Câu hỏi thường gặp về dấu hiệu sảy thai

Làm sao để nhận biết các dấu hiệu sảy thai 2 tuần đầu?

Vào tuần thai thứ 2, nếu thai phụ cảm thấy các cơn đau âm ỉ ở vùng bụng dưới giống như triệu chứng trước kỳ kinh, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo sảy thai. Ngoài ra, các triệu chứng kèm theo như khó thở, chảy máu vùng kín, và tức ngực cũng có thể xuất hiện. Khi gặp phải những dấu hiệu này, mẹ bầu cần đến cơ sở y tế ngay lập tức để được hỗ trợ và chẩn đoán kịp thời.

Mẹ phải làm gì khi có dấu hiệu sảy thai sớm khi chưa vào tử cung?

Khi có dấu hiệu sảy thai sớm nhưng chưa vào tử cung, mẹ bầu cần đến khám bác sĩ ngay để xác định tình trạng. Nếu là dọa sảy thai, mẹ cần thực hiện theo chỉ dẫn bác sĩ, nghỉ ngơi nhiều, tránh căng thẳng và không quan hệ tình dục. Bên cạnh đó, mẹ cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và theo dõi các triệu chứng để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.

Thai sinh hóa ra máu như thế nào và có ảnh hưởng đến sức sức khỏe của mẹ không?

Thai sinh hóa xảy ra khi trứng đã thụ tinh nhưng thai nhi không phát triển và tự mất đi rất sớm, thường trong vòng 5 tuần đầu. Mẹ có thể gặp phải hiện tượng chảy máu âm đạo và đau bụng nhẹ tương tự như kỳ kinh nguyệt. Thông thường, thai sinh hóa không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ, tuy nhiên nếu có dấu hiệu mất máu nhiều hoặc nhiễm trùng thì mẹ cần đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Hy vọng bài viết đã giúp mẹ bầu hiểu rõ hơn về các dấu hiệu sảy thai và cách chăm sóc sức khỏe để giảm thiểu rủi ro, hướng tới một thai kỳ an toàn. Mẹ cũng có thể tìm hiểu thêm nhiều thông tin bổ ích tại chuyên Mang thai hoặc gửi câu hỏi về Góc chuyên gia của Huggies để được giải đáp mọi thắc mắc trong suốt hành trình mang thai mẹ nhé!

>> Tham khảo thêm:

Sảy thai sớm thường gặp ở các mẹ bầu ở giai đoạn đầu thai kỳ. Mất đi thai nhi là nỗi đau lớn cả về tinh thần và thể chất đối với người mẹ. Vậy làm sao để nhận biết các dấu hiệu sảy thai sớm? Mời mẹ bầu cùng Huggies tìm hiểu nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa nguy cơ sảy thai ngay trong bài viết dưới đây!

>> Nguồn tham khảo:

EmptyView

EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;