Tất cả các chuyên mục
Giai đoạn chuẩn bị có thai
Nên dùng que thử thai khi nào để có kết quả chính xác nhất?
Rụng trứng là gì? Dấu hiệu và thời điểm rụng trứng
Khả năng sinh sản
Thụ tinh trong ống nghiệm - Thụ tinh nhân tạo

9 dấu hiệu mang thai khi kinh nguyệt không đều

Dấu hiệu mang thai khi kinh nguyệt không đều

Một trong những dấu hiệu nhận biết có thai dễ đoán nhất là trễ kinh. Thế nhưng, điều này chỉ dễ dàng với những ai có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn và ổn định. Chu kỳ kinh nguyệt không đều sẽ khiến chị em phụ nữ khó khăn trong việc xác định “đậu thai”. Hãy cùng Huggies tìm hiểu 9 dấu hiệu mang thai khi kinh nguyệt không đều với xác suất cực cao qua bài viết sau đây!

>> Tham khảo thêm:

Chu kỳ kinh nguyệt là gì?

Chu kỳ kinh nguyệt là hiện tượng chảy máu âm đạo xảy ra theo chu kỳ hoạt động của buồng trứng. Đây là một hiện tượng sinh lý bình thường và diễn ra đều đặn mỗi tháng ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản (từ 10 đến 46 tuổi).

Thông thường, một chu kỳ kinh nguyệt sẽ kéo dài từ 28 đến 32 ngày và được tính từ ngày đầu tiên ra máu của chu kỳ này đến ngày đầu tiên hành kinh của chu kỳ kế tiếp. Thời gian hành kinh thường kéo dài từ 3 đến 7 ngày với lượng máu kinh dao động từ 50 đến 80ml.

>> Tham khảo: Dấu hiệu thai vào tử cung là gì? Cách nhận biết và thử que thử thai

 

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt và ngày rụng trứng chính xác nhất (Nguồn: Huggies)

Thế nào là chu kỳ kinh nguyệt không đều?

Chu kỳ kinh nguyệt không đều là tình trạng kinh nguyệt đến sớm hoặc muộn hơn và không tuân theo một chu kỳ cố định, thậm chí là không xuất hiện trong thời gian dài.

Biểu hiện thường gặp khi chu kỳ kinh nguyệt không đều như:

  • Chu kỳ ngắn hơn 24 ngày hoặc dài hơn 38 ngày
  • Thời gian hành kinh dưới 2 ngày hoặc kéo dài trên 7 ngày.
  • Lượng máu kinh có thể quá ít hoặc quá nhiều kèm theo màu sắc bất thường, máu vón cục hoặc xuất hiện nhiều cục máu đông.
  • Ngoài ra, chị em có thể gặp các triệu chứng khó chịu như đau bụng dữ dội, đau lưng, mệt mỏi, buồn nôn,...

>> Tham khảo: 8 Dấu hiệu và 5 Cách tính ngày rụng trứng theo chu kỳ kinh nguyệt

Nguyên nhân gây kinh nguyệt không đều

Kinh nguyệt không đều có thể xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả thói quen sinh hoạt và những vấn đề liên quan đến sức khỏe. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:

  • Thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi: Khi phụ nữ đối mặt với áp lực hoặc căng thẳng liên tục, não bộ sẽ gây áp lực lên hormone nhằm làm gián đoạn quá trình rụng trứng và khiến chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn. Tình trạng này có thể làm cho chị em nhầm lẫn giữa kinh nguyệt với dấu hiệu mang thai.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc như thuốc tránh thai khẩn cấp, thuốc điều trị tuyến giáp hay thuốc chống trầm cảm có thể làm thay đổi nội tiết tố và gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt dẫn đến những cơn đau bụng và mất kinh nguyệt ở nhiều chị em phụ nữ.
  • Thay đổi cân nặng bất thường: Việc tăng hoặc giảm cân trong một thời gian ngắn có thể làm mất cân bằng hormone và gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Khi giảm cân đột ngột, cơ thể sẽ không được cung cấp đủ năng lượng và dưỡng chất cần thiết dẫn đến tình trạng rối loạn quá trình rụng trứng. Ngược lại, khi bạn tăng cân quá nhanh sẽ khiến hormone estrogen tăng cao và chu kỳ trở nên thất thường.
  • Rối loạn nội tiết tố: Nội tiết tố trong cơ thể đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Khi hormone bị mất cân bằng, như trong trường hợp tuyến giáp hoạt động quá mạnh hoặc quá yếu có thể khiến cơ thể gặp khó khăn trong việc duy trì chu kỳ ổn định và đều đặn.
  • Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS): Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là tình trạng rối loạn nội tiết khiến buồng trứng không thể phóng noãn (rụng trứng) bình thường. Khi trứng không rụng, chu kỳ kinh nguyệt sẽ trở nên thất thường hoặc gián đoạn. PCOS được coi như một trong những nguyên nhân phổ biến gây hiện tượng kinh nguyệt không đều ở nhiều phụ nữ.
  • Viêm nhiễm phụ khoa: Các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung hay viêm lộ tuyến không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì những vấn đề này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản của phụ nữ

>> Tham khảo: Dịch nhầy cổ tử cung khi mang thai

Những dấu hiệu nhận biết mang thai khi kinh nguyệt không đều

Nếu đang có thắc mắc về dấu hiệu mang thai khi kinh nguyệt không đều thì chị em cần phải kết hợp nhiều yếu tố dưới đây để dự đoán được điều này:

1. Ra máu báo thai

Ra máu báo thai là dấu hiệu cho thấy bạn đã mang bầu. Tình trạng này chỉ xảy ra khi trứng đã được thụ tinh và làm tổ ở bên trong tử cung. Quá trình phôi thai làm tổ sẽ dễ gây tổn thương nội mạc tử cung và dẫn tới xuất huyết. Lúc này, máu báo thai sẽ chảy ra ngoài theo đường âm đạo khoảng từ 7 - 15 ngày kể từ kỳ kinh nguyệt cuối cùng.

Để phân biệt giữa máu kinh nguyệt với máu báo thai thì bạn có thể dựa vào những yếu tố như:

  • Thời gian: Máu báo thai thường ra từ 1 - 3 ngày còn máu kinh nguyệt sẽ ra lâu hơn, khoảng từ 3 – 7 ngày.
  • Màu sắc: Máu báo thai có màu hồng hoặc nâu nhạt với lượng cực ít và thường chỉ ra theo đốm nhỏ. Còn máu kinh nguyệt có màu đỏ sẫm, ra với lượng nhiều và thường kèm theo các cục máu đông.
  • Số lượng: Máu báo thai xuất hiện với một lượng ít còn máu kinh nguyệt ra nhiều, trung bình từ 50 - 80ml cho mỗi lần.

>> Tham khảo thêm:

Dấu hiệu mang thai khi kinh nguyệt không đều là mẹ phát hiện máu báo thai

Máu báo thai là một dấu hiệu mang thai cho những chị em có chu kỳ kinh nguyệt không đều (Nguồn: Sưu tầm)

2. Nhạy cảm với mùi vị của thức ăn

Trong những tuần đầu của thai kỳ, mẹ bầu có thể cảm thấy khó chịu với những mùi vị thức ăn mà trước đây mình yêu thích. Ngược lại, những mùi vị mà trước kia không thích lại có thể khiến mẹ cảm thấy hứng thú. Đây là giai đoạn thay đổi khẩu vị thường gặp trong thai kỳ, khiến mẹ bầu trở nên nhạy cảm hơn với mùi vị thức ăn. Những thay đổi này là do sự thay đổi hormone trong cơ thể (tăng nồng độ estrogen và progesterone). Cơ chế này là phản ứng tự nhiên của cơ thể giúp mẹ bầu bảo vệ thai nhi và tránh tiếp xúc với những thực phẩm có thể gây hại.

>> Tham khảo: Bầu 3 tháng đầu không nên ăn gì?

3. Ốm nghén

Thời gian ốm nghén trong thai kỳ có thể đến sớm nhất là sau khoảng 2 tuần thụ thai. Vào thời điểm này, mẹ bầu sẽ bắt đầu yêu thích những loại thức ăn giúp làm giảm cơn ốm nghén và dễ cảm thấy khó chịu với các loại thực phẩm như cà phê, đồ chiên rán,…

Bên cạnh những cơn buồn nôn thì chị em còn dễ cảm thấy mệt mỏi và chán ăn. Để cải thiện tình trạng này, bạn nên bổ sung thêm cho cơ thể những loại hoa quả tươi chứa nhiều vitamin và đồ ăn nhẹ.

>> Tham khảo: Cách tính ngày rụng trứng khi kinh nguyệt không đều

 

Ốm nghén là dấu hiệu mang thai phổ biến nhất khi kinh nguyệt không đều (Nguồn: Sưu tầm)

4. Xuất hiện một vài cơn đau bụng âm ỉ

Một số chị em có thể cảm thấy những cơn đau bụng âm ỉ trong giai đoạn đầu thai kỳ. Cảm giác đau này có thể giống với cảm giác trước kỳ kinh vì thế mà nhiều người thường nhầm lẫn và nghĩ rằng mình đang đến kỳ. Tuy nhiên, những cơn đau bụng khi mang thai này có thể kéo dài lâu hơn hoặc xuất hiện vào thời điểm không phải chu kỳ kinh nguyệt. Vì vậy, để chắc chắn đây có phải là dấu hiệu mang thai khi kinh nguyệt không đều hay không thì bạn nên kết hợp quan sát các triệu chứng khác như buồn nôn, thay đổi khẩu vị hoặc thử que thử thai để có kết quả chính xác.

5. Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi

Trong những tuần đầu của thai kỳ, mẹ bầu thường cảm thấy mệt mỏi, uể oải và đôi khi khó thở. Đây là do sự gia tăng đột ngột của hormone progesterone, khiến cơ thể phải làm việc nhiều hơn để cung cấp đủ lượng máu cho thai nhi. Các cơn đau khiến bà bầu khó thở và gây khó chịu cho mẹ bầu. Tuy nhiên, tình trạng này thường không kéo dài suốt thai kỳ mà chỉ xảy ra trong khoảng từ 1 - 3 tháng đầu thai kỳ.

>> Tham khảo: Mệt mỏi khi mang thai 3 tháng đầu

6. Cân nặng thay đổi thất thường

Trong giai đoạn đầu thai kỳ, sự thay đổi nội tiết tố cùng thói quen ăn uống và sinh hoạt của mẹ bầu có thể khiến cân nặng biến động thất thường. Sự gia tăng của các hormone như progesterone và estrogen làm cơ thể giữ nước gây cảm giác tăng cân hoặc phù nề. Đồng thời, khẩu vị của mẹ bầu cũng thay đổi khiến cho mẹ ăn nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường.

>> Tham khảo: Bảng tăng cân nặng chuẩn của mẹ bầu theo từng giai đoạn

7. Ngực căng và nhạy cảm hơn

Một trong những dấu hiệu mang thai khi kinh nguyệt không đều dễ nhận biết là vùng ngực của chị em dễ căng tức và nhạy cảm hơn so với bình thường. Lúc này, mẹ có thể tự kiểm tra ngực và cảm thấy ngứa ran hoặc như bị kim châm xung quanh vùng ngực, nhất là ở đầu nhũ hoa. Tình trạng này xảy ra là do hormone nội tiết tố nữ bên trong đang gia tăng làm cho vùng ngực nhạy cảm và căng tức hơn bình thường.

 

Ngực căng có thể là dấu hiệu mang thai khi kinh nguyệt không đều (Nguồn: Huggies)

8. Đi tiểu nhiều hơn

Khi mang thai, sự thay đổi nội tiết tố và sự phát triển của tử cung có thể gây áp lực lên bàng quang và khiến mẹ bầu đi tiểu thường xuyên hơn. Tình trạng này có thể xuất hiện từ rất sớm và kéo dài suốt thai kỳ. Để tránh bị mất nước do đi tiểu nhiều, mẹ bầu cần chú ý uống đủ ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để duy trì sự cân bằng trong cơ thể và bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé.

9. Thay đổi tâm trạng

Dấu hiệu mang thai khi kinh nguyệt không đều thường gặp phải tình trạng tâm lý thay đổi thất thường. Cảm xúc có thể dao động mạnh mẽ từ vui vẻ, hạnh phúc đến lo lắng, căng thẳng. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng này là do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể cùng với những lo âu, mệt mỏi trong suốt thai kỳ. Những cảm xúc này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của mẹ mà còn có thể tác động đến sự phát triển của thai nhi. Nếu tình trạng căng thẳng kéo dài, nó còn có thể tăng nguy cơ tiền sản giật gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả mẹ và bé.

>> Tham khảo: Những thay đổi cơ thể và tâm lý khi mang thai

Dấu hiệu nhận biết có thai khi kinh nguyệt không đều 

Dấu hiệu nhận biết có thai khi kinh nguyệt không đều (Nguồn: Huggies)

Mẹ có biết:

Khi mẹ bỉm xác định mình đang mang thai, bước tiếp theo là tìm hiểu về các phương pháp chăm sóc con yêu để bé phát triển khỏe mạnh và an toàn. Trong hành trình đó, Huggies sẽ đồng hành cùng mẹ qua những sản phẩm chăm sóc đặc biệt như Tã dán Huggies, sản phẩm được thiết kế với đệm thoáng khí, đã được chứng minh lâm sàng giúp ngừa hăm tã và giữ cho làn da bé luôn khô thoáng dài lâu. Sản phẩm còn được trang bị công nghệ Bong Bóng 3D giúp thấm hút tức thì, ngăn ngừa hiện tượng thấm ngược đến 99,9%, giúp mẹ yên tâm không lo bé bị tràn bỉm.

Ngoài ra, Huggies còn cung cấp dòng sản phẩm Tã quần Huggies tràm trà với bề mặt chứa tinh chất tràm trà tự nhiên, giúp làm dịu và kháng khuẩn cho làn da nhạy cảm của bé. Bố mẹ cũng có thể tham khảo thêm các sản phẩm Miếng lót sơ sinh HuggiesKhăn ướt em bé Huggies để hỗ trợ chăm sóc bé yêu một cách toàn diện ngay từ những ngày đầu đời.

Phương pháp xác định mang thai chính xác nhất

Khi thấy cơ thể của mình xuất hiện một vài triệu chứng kể ở trên thì có thể là dấu hiệu mang thai khi kinh nguyệt không đều ở các chị em. Để biết được chính xác mình có “tin vui” hay không thì chị em có thể dùng một số phương pháp kiểm tra có thai như sau:

    • Sử dụng que thử thai: Nếu que thử thai 2 vạch thì có nghĩa là chị em dã có tin vui. Trường hợp que thử thai 1 vạch nghĩa là chị em chưa đậu thai. Nếu que không xuất hiện vạch nào thì có thể là đã sai thao tác và nên thực hiện lại.
  • Xét nghiệm nồng độ máu beta hCG: Xác định nồng độ hormone hCG là giải pháp tối ưu nhất để nhận biết được “tin vui” đối với chị em có chu kỳ kinh nguyệt không đều.
  • Siêu âm: Đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh của thai nhi bên trong vùng bụng của mẹ bầu và kết quả siêu âm thai sẽ chính xác nhất khi bạn mang thai được 6 tuần trở lên.
 

Xét nghiệm nồng độ máu beta HCG là giải pháp tối ưu nhất để nhận biết có thai (Nguồn: Sưu tầm)

Kinh nguyệt không đều có dễ thụ thai không?

Kinh nguyệt không đều có thể ảnh hưởng đến khả năng mang thai, tuy nhiên mức độ tác động sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này. Đặc biệt, đối với những phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), việc mang thai có thể gặp nhiều khó khăn hơn so với các nguyên nhân khác.

Nhiều chị em thường thắc mắc liệu có thể mang thai khi kinh nguyệt không đều không. Mặc dù chu kỳ không đều có thể khiến trứng rụng không ổn định, nhưng nếu vẫn có thể rụng trứng thì vẫn có thể xảy ra quá trình thụ thai. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên gặp phải chu kỳ không có sự rụng trứng, khả năng thụ thai sẽ bị giảm và có thể dẫn đến hiện tượng mãn kinh sớm.

Vì vậy, mặc dù kinh nguyệt không đều vẫn có thể mang thai, nhưng trong một số trường hợp, tình trạng này có thể làm giảm cơ hội thụ thai và gây nguy cơ vô sinh. Nếu bạn đang gặp vấn đề với chu kỳ kinh nguyệt và mong muốn có con, việc thăm khám và điều trị kịp thời là rất quan trọng để cải thiện khả năng sinh sản.

>> Tham khảo:

Cần làm gì để có thai khi kinh nguyệt không đều

Xây dựng chế độ dinh dưỡng

Nội tiết tố giữ vai trò quan trọng trong việc điều hòa chu kỳ kinh nguyệt và hỗ trợ quá trình rụng trứng. Trong khi đó, dinh dưỡng chính là chìa khóa giúp cơ thể khỏe mạnh và duy trì sự cân bằng nội tiết tố. Vì vậy, chị em nên xây dựng một chế độ ăn uống khoa học và bổ sung các thực phẩm giàu protein, chất xơ, vitamin, axit folic, sắt cho bà bầu và omega-3 để tăng cường khả năng thụ thai. Đồng thời, hãy hạn chế tiêu thụ đồ ăn nhanh, thực phẩm nhiều đường hoặc chất béo không lành mạnh vì chúng có thể gây rối loạn hormone và làm giảm khả năng thụ thai ở chị em phụ nữ.

>> Tham khảo:

Dùng thuốc hỗ trợ

Đối với những chị em có chu kỳ kinh nguyệt không đều thì việc dùng thuốc hỗ trợ rụng trứng có thể là giải pháp hữu ích để cân bằng nội tiết tố và kích thích buồng trứng hoạt động hiệu quả hơn. Tuy nhiên, bạn không được tự ý dùng thuốc vì có thể tiềm ẩn nguy cơ gây ra các tác dụng phụ như rối loạn hormone, quá kích buồng trứng gây ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe sinh sản. Do đó, trước khi quyết định dùng thuốc hỗ trợ rụng trứng, chị em nên thăm khám cẩn thận để bác sĩ đánh giá chính xác tình trạng sức khỏe và đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất.

>> Tham khảo: 11 Dấu Hiệu Rụng Trứng Gặp Tinh Trùng Chính Xác Nhất

Thăm khám phụ khoa định kỳ

Khám phụ khoa định kỳ mỗi 6 tháng một lần là cách hiệu quả để bạn theo dõi và chăm sóc sức khỏe sinh sản. Việc này không chỉ giúp chị em phát hiện sớm những vấn đề bất thường liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt hay chức năng sinh sản. Ngoài ra, việc thăm khám định kỳ còn giúp bác sĩ đánh giá chính xác các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng thụ thai như tình trạng buồng trứng, tử cung và sự cân bằng nội tiết tố để đưa ra các giải pháp điều trị kịp thời.

>>Tham khảo:

Siêu âm để kiểm tra xem có thai hay không

Phương pháp siêu âm chỉ cho biết kết quả chính xác nếu chị em mang thai được 6 tuần trở đi (Nguồn: Sưu tầm)

Các câu hỏi thường gặp khi mẹ trong giai đoạn thai kỳ

Có thai có kinh nguyệt không?

Khi mang thai, bạn sẽ không có kinh nguyệt. Điều này là do kinh nguyệt chỉ xuất hiện khi trứng không được thụ tinh. Nếu bạn có thai, nghĩa là trứng đã được thụ tinh và cơ thể sẽ ngừng sản xuất các hormone khiến kinh nguyệt xảy ra. Lúc này, niêm mạc tử cung sẽ giữ lại để nuôi dưỡng thai nhi thay vì bong ra như khi không có thai.

Kinh nguyệt không đều có khó mang thai không?

Kinh nguyệt không đều có thể ảnh hưởng đến khả năng mang thai, nhưng mức độ ảnh hưởng còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra. Nếu chu kỳ không đều vì trứng vẫn rụng nhưng không ổn định thì bạn vẫn có thể mang thai. Tuy nhiên, nếu trứng không rụng thường xuyên thì cơ hội thụ thai sẽ giảm và có thể gây khó khăn trong việc mang thai hoặc dẫn đến vô sinh.

Hy vọng bài chia sẻ của Huggies đã giúp chị em nắm được các dấu hiệu mang thai khi kinh nguyệt không đều. Nếu xuất hiện một vài dấu hiệu kể trên thì bạn hãy sử dụng que thử thai và đến bệnh viện uy tín để kiểm tra chính xác xem mình có thai hay không nhé! Đừng quên truy cập Góc chuyên gia của Huggies hoặc tìm hiểu thêm thông tin tại chuyên mục Thụ thai.

>> Nguồn tham khảo:

EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;