Tất cả các chuyên mục
Giai đoạn chuẩn bị có thai
Nên dùng que thử thai khi nào để có kết quả chính xác nhất?
Rụng trứng là gì? Dấu hiệu và thời điểm rụng trứng
Khả năng sinh sản
Thụ tinh trong ống nghiệm - Thụ tinh nhân tạo

Trắc nghiệm nhận biết có thai và nên thử que thai lúc nào?

Trắc nghiệm nhận biết bạn đã có thai

Nếu bạn đang tự hỏi "Liệu mình có mang thai hay không?" nhưng vẫn còn quá sớm để dùng que thử thai, đừng ngần ngại tham gia bài test có thai online dưới đây cùng Huggies để xem tình trạng cơ thể của mình nhé! Bài trắc nghiệm nhận biết có thai này sẽ giúp bạn phân biệt các dấu hiệu sớm của thai kỳ với các triệu chứng tiền kinh nguyệt.

>> Tham khảo thêm:

Các dấu hiệu mang thai thường gặp

Mang thai có thể đem đến nhiều thay đổi rõ rệt trên cơ thể. Dưới đây là những dấu hiệu phổ biến mà mẹ có thể cảm nhận:

  • Ngực căng tức và nhạy cảm: Trong những tuần đầu, hormone thai kỳ tăng mạnh có thể khiến ngực mẹ cảm thấy căng tức, mềm hơn và nhạy cảm hơn khi chạm vào. Một số mẹ còn thấy núm vú trở nên sẫm màu, quầng vú xuất hiện những nốt nhỏ hoặc các tĩnh mạch trên ngực hiện rõ hơn.
  • Thay đổi vị giác và khứu giác: Có thai có thể khiến khẩu vị của mẹ thay đổi như thèm ăn những món trước đây không thích hoặc cảm thấy khó chịu với mùi hương quen thuộc. Một số mẹ dễ bị nhạy cảm hơn với mùi thức ăn, thậm chí chỉ cần ngửi thôi cũng buồn nôn.
  • Chán ăn hoặc buồn nôn (ốm nghén): Ốm nghén là dấu hiệu thường gặp, bắt đầu từ tuần thứ 4-6 sau khi thụ thai. Mẹ có thể buồn nôn bất kỳ lúc nào trong ngày, nhưng thường gặp vào buổi sáng. Tình trạng này thường giảm bớt sau tam cá nguyệt đầu tiên.
  • Đi tiểu thường xuyên hơn: Khi mẹ mang thai tháng đầu, mẹ có thể nhận thấy mình đi tiểu thường xuyên hơn, đặc biệt là vào ban đêm. Hiện tượng này là do lưu lượng máu trong cơ thể mẹ tăng lên khiến thận phải làm việc nhiều hơn.
  • Tăng tiết dịch âm đạo: Dịch âm đạo trong và tiết ra nhiều hơn trong giai đoạn mang thai giúp ngăn ngừa vi khuẩn gây nhiễm trùng cho cơ thể mẹ. Tuy nhiên, nếu dịch tiết ra có mùi hôi hoặc gây ngứa thì mẹ nên thăm khám để tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Xuất hiện máu báo thai: Khoảng 6-12 ngày sau khi thụ thai, mẹ có thể nhận thấy một ít máu hồng hoặc nâu dính trên quần lót. Đây là máu báo thai và xảy ra khi trứng đã thụ tinh bám vào thành tử cung.
  • Cơ thể mệt mỏi: Đây là phản ứng tự nhiên khi cơ thể mẹ cần thích nghi với những thay đổi lớn trong thai kỳ như gia tăng hormone, chuyển hóa năng lượng để nuôi dưỡng em bé. Tình trạng này thường khiến mẹ bầu bị mệt và kiệt sức, đặc biệt trong những tuần đầu và có thể kéo dài đến hết tam cá nguyệt đầu tiên.
  • Chậm kinh: Nếu chu kỳ kinh nguyệt của mẹ đột ngột trễ hơn một tuần. Đây có thể là dấu hiệu của việc mang thai và lúc này mẹ nên sử dụng que thử thai để kiểm tra lại.

Một số dấu hiệu mang thai khác mà mẹ có thể nhận biết như đầy hơi, bầu bị táo bón, đau lưng dưới, khó ngủ hoặc ợ nóng.

>> Tham khảo:

Các dấu hiệu nhận biết mang thai thường gặp

Các dấu hiệu nhận biết mang thai thường gặp (Nguồn: Huggies)

Bài trắc nghiệm giúp bạn nhận biết có thai

Để làm bài trắc nghiệm để nhận biết có thai. Bạn hãy lấy một tờ giấy để ghi lại câu trả lời của bạn (A, B, C hoặc D) và kiểm đếm các câu trả lời dựa trên bảng kết quả ở cuối bài này.

Câu hỏi giúp bạn nhận biết có thai

Câu hỏi 1 – Bạn nghĩ kỳ kinh nguyệt tiếp theo sẽ tới trong bao lâu?

  1. Hai tuần hoặc nhiều hơn.
  2. Trong một vài ngày.
  3. Trễ vài ngày.
  4. Trễ bất thường - một tuần hoặc hơn.

Thông tin cho bạn:

Nếu chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo của bạn không phải là trên hai tuần thì rất có thể bạn đang ở giai đoạn rụng trứng. Đây là thời điểm mà bạn có thể cảm thấy mệt mỏi hoặc đầy hơi. Lúc này, bạn nên đợi qua giai đoạn rụng trứng và nếu bạn còn nghi ngờ về tình trạng mang thai thì hãy cân nhắc thực hiện xét nghiệm để có kết quả chính xác nhất.

>> Tham khảo: Cách phân biệt máu báo thai và máu kinh nguyệt

Câu hỏi 2 – Bạn cảm thấy ngực thế nào?

  1. Bình thường.
  2. Căng nhẹ.
  3. Sưng lên.
  4. Cả B và C.

Thông tin cho bạn:

Phần lớn mẹ bầu cảm thấy căng ngực hoặc ngực có dấu hiệu thay đổi trong giai đoạn đầu mang thai, nhưng điều này không xảy ra với tất cả mọi người. Vì vậy, nếu ngực bạn không có sự thay đổi rõ rệt thì cũng không đồng nghĩa với việc bạn không có thai.

>> Tham khảo: Hình ảnh nhũ hoa khi mới mang thai thay đổi như thế nào?

Câu hỏi 3 – Bạn có hay mệt mỏi không?

  1. Không.
  2. Một hoặc hai lần.
  3. Tôi mệt mỏi vào cuối ngày.
  4. Tôi hoàn toàn kiệt sức từ sáng đến tối.

Thông tin cho bạn:

Phần lớn mẹ bầu sẽ cảm thấy mệt mỏi trong giai đoạn đầu thai kỳ nhưng cũng có một số mẹ bầu sẽ không gặp phải tình trạng này. Do đó bạn nên theo dõi các dấu hiệu khác để nhận biết mình có khả năng mang thai không.

>> Tham khảo: Bà bầu mệt mỏi khi mang thai 3 tháng đầu: Nguyên nhân, cách khắc phục

Câu hỏi 4 - Bạn có cảm thấy buồn nôn?

  1. Không.
  2. Đôi khi hơi buồn nôn.
  3. Thỉnh thoảng buồn nôn nhưng khi ăn thì cơn buồn nôn sẽ hết.
  4. Không thể nuốt bất cứ thứ gì xuống và mệt mỏi cả ngày.

Thông tin cho bạn:

Buồn nôn là một trong những dấu hiệu dễ nhận biết khi bạn đã mang thai, nhưng không phải tất cả mẹ bầu đều trải qua tình trạng này. Do đó, nếu bạn không bị buồn nôn, điều này cũng không loại trừ khả năng bạn đang mang thai.

>> Tham khảo: Ốm nghén khi mang thai từ tuần thứ mấy?

Câu hỏi 5 – Cảm xúc của bạn có thất thường không?

  1. Không.
  2. Một chút.
  3. Có, thường ủ rũ.
  4. Có – tinh thần bất ổn, buồn vui thất thường.

Thông tin cho bạn:

Thay đổi cảm xúc là một trong những dấu hiệu thường gặp khi có thai do tác động của nội tiết tố, nhưng không phải mẹ bầu nào cũng trải qua tình trạng này.

>> Tham khảo: Tâm lý phụ nữ mang thai lần đầu qua tâm sự đầy cảm xúc

Câu hỏi 6 - Bạn có đi tiểu thường xuyên hơn?

  1. Không.
  2. Hơn một chút so với bình thường.
  3. Có, thậm chí có một lần đi vào ban đêm.
  4. Rất thường xuyên, tôi dường như không thể chịu nổi vài giờ.

Thông tin cho bạn:

Nhu cầu đi tiểu tăng cao là một trong những dấu hiệu phổ biến khi mang thai, nhưng tùy theo nội tiết tố ở tùng mẹ bầu mà mức độ ảnh hưởng cũng có thể khác nhau.

>>Tham khảo: Dấu hiệu thai ngoài tử cung là gì? Mấy tuần thì biết?

Câu hỏi 7 – Bạn có hay thèm ăn hoặc thấy vị tanh trong miệng?

  1. Không.
  2. Có cảm giác thèm ăn những thứ mà trước kia không thường ăn.
  3. Có vị lạ trong miệng- có thể hơi tanh.
  4. Cả hai câu trên.

Thông tin phản hồi:

Thai phụ thường sẽ cảm thấy khó chịu khi có mùi lạ và cảm thấy thèm ăn những thứ mà trước kia không thèm ăn.

>> Tham khảo: Bị nhạt miệng khi mang thai

Câu hỏi 8 – Bạn có thấy gì lạ ở chất nhầy ở tử cung hay âm đạo?

  1. Không nhận thấy bất kỳ thay đổi nào.
  2. Chất nhầy cổ tử cung dường như mỏng và co giãn.
  3. Chất nhầy cổ tử cung dày hơn bình thường.
  4. Chất nhầy cổ tử cung dày và nhiều hơn bình thường.

Thông tin phản hồi:

Thay đổi chất nhầy ở cổ tử cung có thể là một dấu hiệu mang bầu sớm nhưng có thể bạn có thể bỏ lỡ thay đổi đó nếu không thường xuyên kiểm tra.

>> Tham khảo: Dịch nhầy cổ tử cung khi mang thai

Câu hỏi 9 – Bạn có hay chảy máu nướu răng khi đánh răng hay chảy máu cam không?

  1. Không bao giờ.
  2. Có chảy máu nướu răng.
  3. Có chảy máu cam.
  4. Cả B và C.

Thông tin phản hồi:

Trong thai kỳ, mức độ nhạy cảm của các mô trong cơ thể có thể tăng lên dẫn đến tình trạng chảy máu nướu răng hoặc khiến mẹ bầu chảy máu mũi. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ xảy ra ở một số mẹ bầu nên nếu bạn không gặp phải hiện tượng này thì cũng không đồng nghĩa với việc bạn không mang thai.

>> Tham khảo: Các cách thử thai sớm với độ chính xác cao

Câu hỏi 10 – Gần đây, bạn có bị đau đầu thường xuyên hơn không?

  1. Không.
  2. Một hai lần đau đầu.
  3. Đau đầu thường xuyên.
  4. Đau đầu mỗi ngày.

Thông tin phản hồi:

Đau đầu là một triệu chứng phổ biến trong ba tháng đầu thai kỳ do sự thay đổi nội tiết tố. Nhưng nếu bạn thường xuyên bị đau đầu trước khi mang thai thì tình trạng này có thể trở nên nghiêm trọng hơn.

>> Tham khảo: Đau đầu khi mang thai: Cách chữa đau đầu hiệu quả

Bảng tính điểm

CÂU HỎI A B C D
1. Khi nào bạn đợi kỳ kinh nguyệt tiếp theo? 0 1 2 3
2. Bạn cảm thấy ngực thế nào? 0 1 2 3
3. Bạn có hay mệt mỏi không? 0 1 2 3
4. Bạn có cảm thấy buồn nôn? 0 1 2 3
5. Cảm xúc của bạn có thất thường không? 0 1 2 3
6. Bạn có đi tiểu thường xuyên hơn? 0 1 2 3
7. Bạn có hay thèm ăn hoặc thấy vị tanh trong miệng? 0 1 2 3
8. Bạn có thấy gì lạ ở chất nhầy ở tử cung hay âm đạo? 0 1 2 3
9. Bạn có hay chảy máu nướu răng khi đánh răng hay chảy máu cam không? 0 1 2 3
10. Gần đây, bạn có bị đau đầu thường xuyên hơn không? 0 1 2 3

Hướng dẫn tính kết quả từ bài trắc nghiệm

Hầu hết câu A / 0-11 điểm

Bạn không có dấu hiệu mang thai sớm. Một số triệu chứng mang thai thường mất thời gian để xuất hiện rõ ràng và thai phụ lần đầu mang thai thường không nhận ra các dấu hiệu ngay từ đầu mà phải đến khi các biểu hiện mang thai trở nên rõ nét hơn mới nhận thấy.

Hầu hết câu B / 12-23 điểm

Nếu kết quả của bạn là B cho thấy có một vài dấu hiệu mang thai sớm xuất hiện. Tuy nhiên, các dấu hiệu này không rõ ràng và dễ gây nhầm lẫn giữa dấu hiệu mang thai sớm và căng thẳng trong thời kỳ kinh nguyệt. Lúc này bạn nên chờ một thời gian để các dấu hiệu trở nên rõ nét hơn hoặc đến bác sĩ để thăm khám và theo dõi.

Hầu hết câu C / 24-35 điểm

Kết quả C nghĩa là bạn đã có một số dấu hiệu mang thai sớm. Các dấu hiệu mang thai như mệt mỏi, căng ngực, thay đổi tâm trạng và buồn nôn rất giống với các triệu chứng tiền kinh nguyệt (PMT). Để chắc chắn về tình trạng sức khỏe thì bạn cần đến bệnh viện để làm xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm sẽ càng chính xác hơn khi thực hiện gần ngày dự kiến bắt đầu kỳ kinh.

Hầu hết câu D / 36+ điểm

Nếu bài test có thai online cho ra kết quả là D đồng nghĩa với bạn đang có nhiều dấu hiệu mang thai. Tuy nhiên, dấu hiệu này cũng có thể là triệu chứng tiền kinh nguyệt (PMT) hoặc do tâm lý khi bạn quá mong muốn có con. Đôi khi, tâm lý có thể tác động đến cơ thể và gây ra những phản ứng không chính xác. Vì vậy, hãy chờ đến khi qua kỳ kinh và thực hiện xét nghiệm mang thai để có kết quả chính xác.

>> Tham khảo:

Những lưu ý về kết quả trắc nghiệm

Kết quả từ bài trắc nghiệm chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế cho việc kiểm tra chính thức. Nếu bài trắc nghiệm cho kết quả bạn có thể mang thai, bạn nên thử lại bằng que thử thai sau vài ngày để kiểm tra lại kết quả. Nếu vẫn còn nghi ngờ hoặc kết quả không rõ ràng, bạn nên đến bác sĩ để làm xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm kiểm tra nồng độ hormone hCG để xác định chính xác liệu bạn có thai hay không. Việc tham khảo ý kiến bác sĩ sẽ giúp bạn có kết quả chính xác và yên tâm hơn về tình trạng sức khỏe của mình.

>> Tham khảo:

Nên thử que thai lúc nào để có kết quả chính xác?

Khi quan hệ không sử dụng biện pháp tránh thai hoặc có biện pháp không an toàn, nếu bạn muốn xác định có thai hay không, tốt nhất là chờ ít nhất 10 – 14 ngày sau khi quan hệ để thử thai. Lý do là vì sau khi trứng được thụ tinh, cơ thể sẽ bắt đầu sản xuất hormone hCG, nhưng phải mất một khoảng thời gian để nồng độ hormone này đủ cao trong nước tiểu để que thử có thể phát hiện.

Các bước cần lưu ý:

  • Thử thai sau 10 - 14 ngày: Nếu thử thai quá sớm, kết quả có thể không chính xác. Do đó, bạn đợi ít nhất 10 - 14 ngày sau quan hệ không bảo vệ để thử lại. Lúc này, nồng độ hCG trong cơ thể sẽ đủ để que thử nhận diện, từ đó cho kết quả đáng tin cậy hơn.
  • Thử lại nếu cần thiết: Nếu lần thử đầu tiên chỉ thấy một vạch, điều này không có nghĩa là bạn không có thai. Bạn có thể thử lại sau vài ngày và nếu vẫn nghi ngờ, bạn hãy đến bệnh viện làm xét nghiệm hCG trong máu. Xét nghiệm máu có thể cho kết quả chính xác hơn và có thể thực hiện sau 10 - 15 ngày kể từ khi quan hệ. Lưu ý: bạn cần nắm rõ các bước sử dụng que thử thai đúng cách để xác định chính xác kết quả thử thai.
  • Chú ý thời điểm thử: Lựa chọn thời điểm thử thai rất quan trọng. Thử quá sớm sẽ khiến bạn nhận được kết quả không chính xác. Hãy chắc chắn bạn đã đợi đủ lâu để đảm bảo hormone hCG có đủ trong cơ thể để que thử phát hiện.

Nếu bạn không chắc chắn về kết quả thử thai hoặc muốn kiểm tra lại, việc đi khám bác sĩ và làm xét nghiệm máu là cách tốt nhất để có kết quả chính xác và an tâm hơn về tình trạng sức khỏe của mình.

>> Tham khảo:

Kiểm tra nồng độ hCG để xác định bạn đã đậu thai hay chưa

Kiểm tra nồng độ hCG để xác định bạn đã đậu thai hay chưa (Nguồn: Sưu tầm)

Một số câu hỏi thường gặp về thời điểm thử thai

Kết quả thử thai sau 10 ngày quan hệ kết quả có chính xác ?

Kết quả thử thai sau 10 ngày quan hệ có thể không chính xác hoàn toàn. Để đạt độ chính xác cao nhất, bạn nên thử thai sau khi chậm kinh khoảng 5 đến 7 ngày hoặc từ 10 đến 15 ngày sau quan hệ. Nếu thử thai chỉ sau 5, 6 hoặc 7 ngày, kết quả 1 vạch có thể là âm tính giả. Để chắc chắn hơn, bạn nên đến bệnh viện làm xét nghiệm đo nồng độ beta HCG trong máu

Sau rụng trứng bao lâu thì thử thai được?

Sau khi rụng trứng, bạn có thể thử thai sau 7 đến 10 ngày nếu có quan hệ trước và trong kỳ rụng trứng. Sau rụng trứng là thời điểm thích hợp để phát hiện dấu hiệu có thai. Để có kết quả chính xác hơn, bạn nên đợi thêm 5-7 ngày sau khi chậm kinh và thử lại. Nếu muốn chắc chắn, bạn cũng có thể làm xét nghiệm HCG trong máu hoặc nước tiểu tại các cơ sở y tế để xác định mình có thai hay không.

>> Tham khảo thêm: Quan hệ trước ngày rụng trứng có thai không?

Nếu bạn đang trong độ tuổi sinh sản và có quan hệ tình dục thì dù cho bạn đã dùng các biện pháp tránh thai thì khả năng có thai vẫn có thể xảy ra. Vì vậy, nếu bạn thấy kinh nguyệt bị trễ hoặc xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ mang thai, bạn đừng quên kiểm tra để biết chắc nhé! Bên cạnh việc làm bài test có thai online trên, bạn có thể dùng que thử thai hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ để có kết quả chính xác nhất.

>> Các bài viết về chủ đề mang thai mà bạn có thể tham khảo:

>> Nguồn tham khảo:

EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;