Tất cả các chuyên mục
Giai đoạn chuẩn bị có thai
Nên dùng que thử thai khi nào để có kết quả chính xác nhất?
Rụng trứng là gì? Dấu hiệu và thời điểm rụng trứng
Khả năng sinh sản
Thụ tinh trong ống nghiệm - Thụ tinh nhân tạo

Làm thế nào để thụ thai

Làm thế nào để thụ thai

Việc chăm sóc chẩn đoán trước khi có thai, cùng một sự chuẩn bị kỹ lưỡng có thể tác động tích cực đến sức khoẻ của các cặp vợ chồng và đứa con, cả khi còn trong bụng mẹ và trong suốt cuộc đời sau này của bé.

Làm các xét nghiệm trước khi quyết định mang thai không chỉ là vấn đề dành riêng cho phụ nữ. Bạn có biết rằng, ví dụ như, tinh trùng cần 3 tháng để phát triển đến mức có thể thụ tinh? Chăm sóc và chẩn đoán trước khi thụ thai dành cho đàn ông có thể giúp cải thiện khả năng sống sót cũng như chức năng của tinh trùng, cũng như mang lại cảm giác khoẻ mạnh, hạnh phúc. Bởi vậy chúng tôi khuyên cả hai người cùng nên chuẩn bị.

Thời điểm lý tưởng nhất là bắt đầu từ 4-6 tháng trước thời điểm bạn muốn mang thai (Nếu bạn không có đủ thời gian, điều ít nhất bạn cũng nên làm là bổ sung axit folic và các chất dinh dưỡng quan trọng khác).

Có rất nhiều lý thuyết và lời khuyên để giúp bạn mang thai, nhưng các nghiên cứu hầu như đều hướng tới ba mục tiêu cơ bản:

  • Để đạt được và duy trì một mức cân nặng khoẻ mạnh.
  • Để đảm bảo một chế độ ăn uống lành mạnh với đầy đủ lượng vitamin B9 (axit folic).
  • Để đảm bảo một chế độ ăn uống đa dạng giúp cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng có lợi khác.
  • Để giải thích rõ ràng hơn nữa, chúng tôi đã đưa ra 16 lời khuyên cần thiết để giúp việc thụ thai trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn. Nhưng không phải ai cũng có thể thực hiện hết những điều cần biết trước khi mang thai này, bởi vậy hãy thực hành từ những điểm dễ nhất.

Tham khảo: Thời điểm dễ thụ thai

16 điều cần thiết để mang thai

1. Thời gian hợp lý

Hãy nhớ rằng ngày trước khi trứng rụng là ngày quan trọng nhất để quan hệ, nhằm đảm bảo tinh trùng và trứng đang ở thời điểm tốt nhất. Nếu bạn không chắc chắc về thời điểm rụng trứng, hãy sử dụng một bộ dụng cụ phát hiện ngày rụng trứng hay tìm hiểu thêm về chu kỳ của mình.

Tham khảo: Dấu hiệu rụng trứng

2. Tránh khói thuốc lá

Hút thuốc lá có vẻ như có nguy cơ dẫn đến những bất thường về tinh trùng (số lượng và khả năng di chuyển của tinh trùng) và có vẻ như là một yếu tố gây ra chứng bất lực. Đáng chú ý hơn, hút thuốc gây những ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản của phụ nữ, như sự rụng trứng và các ảnh hưởng đã được chứng minh đối với sự phát triển phôi thai ví dụ như, trẻ sinh ra bị nhẹ cân. Hút thuốc cũng làm giảm lượng vitamin C trong cơ thể. Đây là loại vitamin có thể làm giảm bớt một số tác dụng phụ gây ra do hút thuốc như thị lực kém và "lão hóa" các tế bào.

Tránh khói thuốc

3. Tránh uống rượu nếu có thể

Hầu hết chuyên gia trong lĩnh vực y tế đều khuyên bạn nên tránh uống rượu hoàn toàn khi có kế hoạch mang thai. Nghiên cứu gần đây cũng cho thấy rằng nếu người bố uống qua nhiều rượu trong suốt tháng trước khi thụ thai, đứa bé sinh ra sẽ có cân nặng trung bình nhẹ hơn 184g so với những đứa bé khác (trích dẫn trong Telles, 2004).

4. Tránh uống nhiều caffein (uống dưới 2 cốc một ngày)

Caffein làm gia tăng đáng kể nguy cơ sảy thai cũng như có thể làm giảm khả năng sinh sản ở cả đàn ông và phụ nữ.

5. Tránh tiếp xúc với hóa chất (bao gồm cả những thứ sử dụng trong nhà)

Cố gắng hạn chế tiếp xúc với các chất độc hại như khói thuốc lá, cồn, chất làm ngọt nhân tạo và các loại thuốc gây nghiện. Tránh tiếp xúc với các hóa chất như dung môi, thuốc trừ sâu và các hóa chất gia dụng có trong nhiều sản tẩy rửa nhà khác.

Nguy cơ từ thuốc trừ sâu: bạn càng tiếp xúc nhiều với thuốc trừ sâu thì sẽ càng bị ảnh hưởng nhiều.. Vì vậy, để tránh thuốc trừ sâu, bạn nên mua các sản phẩm hữu cơ và thịt. Cần nhớ rằng “Sản phẩm hữu cơ được chứng nhận” đòi hỏi phải được trồng, thu hoạch, bảo quản và vận chuyển mà không sử dụng các loại hóa chất tổng hợp, chiếu xạ hay xông thuốc.

6. Kiểm tra lại tủ thuốc của mình

Nếu bạn đang uống thuốc, hãy kiểm tra tủ thuốc của bạn tại nhà để xem liệu có những loại thuốc nào có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản và mang thai hay không. Đối với đàn ông, có thể bao gồm thuốc chữa chứng ợ nóng và thuốc chữa bệnh viêm khớp dạng thấp. Phụ nữ có lẽ cần kiểm tra lại các loại thuốc kháng sinh và giảm đau và đổi sang một loại thuốc thích hợp hơn.

7. Duy trì cân nặng hợp lý

Tầm quan trọng của cân nặng khoẻ mạnh đối với những phụ nữ muốn mang thai đã được chứng minh rõ ràng. Nội tiết tố giới tính do đàn ông và phụ nữ sản xuất ra có liên quan mật thiết tới cân nặng. Có vẻ như việc thừa khoảng 10-14% lượng mỡ của cơ thể có thể làm giảm cơ hội thụ thai của phụ nữ. (Mayo Clinic, 2001). Béo phì ở phụ nữ cũng làm giảm khả năng thụ thai và mang thai, ví dụ như, phụ nữ thừa cân sẽ dễ bị sảy thai. Tương tự như vậy, phụ nữ thiếu cân có nguy cơ cao bị sinh non và thiếu máu.

8. Đàn ông nên tránh tắm nước nóng và phòng tắm hơi

Tinh hoàn thường lạnh hơn phần còn lại của cơ thể khoảng 2 độ C, tinh trùng hoạt động tốt nhất ở 94-96 độ C. Bởi vậy, đàn ông tốt nhất nên tránh xa spa và xông hơi và nên lựa chọn mặc quần ống rộng.

9. Giảm căng thẳng và tập cách thư giãn bất cứ lúc nào có thể

Thư giãn có thể đóng một vai trò quan trọng khi bạn muốn có thai. Người ta đã chứng minh được rằng những người có xu hướng nghĩ tích cực, biết cách xử lý khi gặp vấn đề căng thẳng có tỷ lệ thụ thai nhiều hơn. Hơn nữa, điều này còn có tác dụng tích cực đối với thai nhi. Thậm chí căng thẳng nhẹ cũng có thể ảnh hưởng tới sự sản xuất testosterone (kích thích tố sinh dục nam) của đàn ông và có thể làm giảm lượng tinh trùng (Telles, 2004). Bằng chứng này có thể làm sáng tỏ lý do tại sao nhiều cặp vợ chồng có vấn đề về sinh sản, tuy nhiên sau khi thụ tinh ống nghiệm hay nhận con nuôi, họ lại có thai tự nhiên mà không cần trợ giúp gì. Đây vẫn còn là một vấn đề cần được chứng minh, tuy nhiên, không có gì đáng nghi ngờ về việc thay đổi lối sống có thể giúp bạn có được nhiều cảm xúc tích cực và có lợi.

10. Tập thể dục thường xuyên để tăng tuần hoàn máu

Tập thể dục vừa phải và thường xuyên là rất quan trọng để sống lành mạnh...Đi bộ nhanh, đến phòng tập hay chơi thể thao, tất cả đều giúp bạn khoẻ mạnh, và cuối cùng là cải thiện cơ hội mang thai nhờ giảm nguy cơ bệnh tật gây ra do không hoạt động và thừa cân.

Nhưng…tập thể dục quá sức cũng không được khuyến khích đối với phụ nữ, bởi nó có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng nội tiết tố  và làm suy giảm rụng trứng (do cơ thể thiếu chất béo). Hơn nữa, trong trường hợp bạn đã thụ thai, tập thể dục quá mức có thể làm suy giảm sự tăng trưởng của nhau thai và thai nhi, làm tăng nhiệt độ cơ thể gây ảnh hưởng đến thai nhi...Tập thể dục “quá mức” được coi là tương đương với việc chạy 16km một tuần.

11. Chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng một chế độ ăn uống bổ dưỡng với đầy đủ protein và carbohydrates phức hợp, các thực phẩm giàu dinh dưỡng, chứa chất béo có lợi, hay rau củ tươi giúp cơ thể khoẻ mạnh và tốt cho thụ thai. Một chế độ ăn uống tốt trước khi thụ thai phải giàu vitamin C, kẽm và axit folic, đặc biệt đối với phụ nữ, Ớt chuông đỏ, các loại quả thuộc họ mâm xôi và ổi cũng rất giàu vitamin C, các loại hạt rất giàu chất kẽm, và là nguồn cung cấp axit folic.

Các chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt đã được chứng minh có ảnh hưởng tiêu cực đến lượng nội tiết tố của phụ nữ (như nội tiết tố giới tính duy trì thai) và do đó ảnh hưởng tới các cặp vợ chồng đang cố gắng có con, bởi vậy nên tránh ăn kiêng ngặt nghèo.

Cả đàn ông và phụ nữ đều nên tránh ăn quá nhiều đường, đặc biệt là tránh bổ sung thêm đường vào thức ăn, bởi điều này có thể ảnh hưởng đến hàm lượng nội tiết tố thông qua sự cân bằng insulin.

12. Uống nhiều nước (8-10 cốc một ngày)

Mỗi tế bào trong cơ thể chúng ta đều chứa nước. Nước là chất quan trọng để các phản ứng hóa học và sự trao đổi chất diễn ra trong cơ thể. Nước tham gia vào việc vận chuyển chất dinh dưỡng và chất thải trong cơ thể.

Hơn nữa, nước còn hoạt động như một dung môi cho các khoáng chất, vitamin, axit amin, đường và một số lượng lớn các phân tử nhỏ khác, nó cũng rất quan trọng trong việc bôi trơn và đệm các khớp, hỗ trợ việc điều tiết nhiệt độ cơ thể và duy trì thể tích máu.

Bạn nên uống loại nước có chất lượng tốt trong suốt cả ngày. Nếu nước tiểu của bạn có màu, có mùi nồng và đi tiểu thường xuyên, bạn có vẻ như bị mất nước. Uống nước đặc biệt quan trọng trong thời tiết nóng nực, khi tập thể dục và trong suốt quá trình mang thai và cho con bú.

13. Bắt đầu uống 400mcg/d axit folic.

Nghiên cứu cho thấy uống bổ sung axit folic trước khi mang thai và trong suốt thời kỳ mang thai 3 tháng đầu sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ dị tật ống thần kinh. Hãy nói chuyện với dược sĩ hay chuyên gia chăm sóc sức khoẻ để tìm ra chế độ bổ sung phù hợp cho bạn.

14. Thảo luận với chuyên gia về bổ sung dinh dưỡng

Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn đang ở tình trạng có nguy cơ cao. Phụ nữ ở trạng thái có nguy cơ cao, như những người có bệnh, có tiền sử sảy thai, đang lo lắng,… nên xem xét việc bổ sung dưỡng chất dưới sự hướng dẫn của một chuyên gia y tế có trình độ.

Như đã nói, điều quan trọng là bắt đầu dùng B9 và cũng xem xét đến việc bổ sung vitamin hỗn hợp và khoáng chất bao gồm chất kẽm, sắt, vitamin C, vitamin nhóm B và vitamin E. Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy các chất dinh dưỡng đem lại lợi ích lớn nhất khi chúng ta hấp thụ chúng từ thực phẩm tự nhiên, nên điểm mấu chốt là bạn vẫn cần ăn uống đầy đủ.

Lưu ý rằng phụ nữ đang muốn có thai không nên uống vitamin A và D mà không có sự giám sát bởi chúng có thể không có lợi.

15. Kiểm tra lại vật nuôi trong nhà

Đặc biệt là mèo, chúng có thể gây ra bệnh do nhiễm ký sinh trùng, và các tác động tiềm ẩn đến em bé sắp ra đời.

16. Khám bệnh tại phòng khám đa khoa và răng miệng 

Việc chăm sóc trước khi thụ thai bao gồm xét nghiệm với miễn dịch rubella, tiểu đường, huyết áp và đảm bảo đủ sắt. Việc khám răng cũng nên được thực hiện để có thể chữa trị trước khi mang thai nếu cần thiết. 

Để biết thêm thông tin, mời bạn tham khảo chuyên mục Thụ thai hoặc tìm hiểu  Cách tính ngày rụng trứng để xác định thời điểm thụ thai tốt nhất bạn nhé. 

EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;