Tất cả các chuyên mục
Giai đoạn chuẩn bị có thai
Nên dùng que thử thai khi nào để có kết quả chính xác nhất?
Rụng trứng là gì? Dấu hiệu và thời điểm rụng trứng
Khả năng sinh sản
Thụ tinh trong ống nghiệm - Thụ tinh nhân tạo

IUI là gì? Phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung IUI

Tìm hiểu về phôi cho thụ tinh trong ống nghiệm

Thụ tinh nhân tạo IUI là một phương pháp hỗ trợ sinh sản hiệu quả, mang lại cơ hội có con cho các gia đình hiếm muộn. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn băn khoăn IUI là gì và quy trình thực hiện như thế nào. Trong bài viết này, Huggies và chuyên gia Bùi Thị Thu Hà sẽ giải đáp thắc mắc này và cung cấp thông tin chi tiết về phương pháp IUI.

>> Tham khảo thêm:

Phương pháp bơm tinh trùng vào tử cung IUI là gì?

Phương pháp bơm tinh trùng vào tử cung (IUI), hay còn gọi là thụ tinh nhân tạo. IUI là một trong những kỹ thuật hỗ trợ sinh sản phổ biến nhất hiện nay. Quy trình này được thực hiện bằng cách lựa chọn những tinh trùng khỏe mạnh nhất từ người chồng, sau đó bơm trực tiếp vào buồng tử cung của người vợ khi có dấu hiệu rụng trứng.

IUI thường được áp dụng trong trường hợp người chồng có vấn đề về chất lượng tinh trùng như tinh trùng yếu, số lượng ít hoặc người vợ có những bất thường nhẹ về nội mạc tử cung, cổ tử cung hoặc vô sinh không rõ nguyên nhân. Bằng cách đưa trực tiếp tinh trùng vào tử cung, phương pháp IUI giúp tinh trùng tiếp cận trứng dễ dàng hơn, giảm các rào cản tự nhiên như chất nhầy cổ tử cung và rút ngắn quãng đường tinh trùng tiếp cận trứng.

>> Tham khảo: Cách sử dụng que thử rụng trứng và đọc kết quả

Phương pháp bơm tinh trùng vào tử cung IUI

Phương pháp bơm tinh trùng vào tử cung IUI (Nguồn: Huggies)

Ưu điểm của phương pháp bơm tinh trùng vào tử cung

Phương pháp IUI được xem là một giải pháp hỗ trợ sinh sản đơn giản nhưng hiệu quả, nhờ những ưu điểm nổi bật sau:

  • Chọn lọc tinh trùng chất lượng cao: Tinh trùng được lọc rửa kỹ lưỡng để loại bỏ các tinh trùng yếu hoặc kém di chuyển và chỉ giữ lại những tinh trùng khỏe mạnh nhất.
  • Rút ngắn quãng đường di chuyển của tinh trùng: Tinh trùng được bơm trực tiếp vào buồng tử cung, giúp vượt qua các rào cản tự nhiên như môi trường âm đạo hoặc chất nhầy cổ tử cung nhằm tạo điều kiện thuận lợi để tinh trùng gặp trứng.
  • Chi phí hợp lý: So với các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản khác như thụ tinh trong ống nghiệm (phương pháp IVF), phương pháp IUI có chi phí thấp hơn và dễ tiếp cận với nhiều gia đình.
  • Quy trình thực hiện đơn giản: Quy trình diễn ra nhanh chóng, hạn chế xâm lấn và không đòi hỏi thời gian hồi phục dài. Người vợ có thể trở lại sinh hoạt bình thường ngay sau khi thực hiện.

>> Tham khảo: 20 Mẹo vặt để nhận biết có thai theo dân gian sớm, chính xác nhất

Quy trình thực hiện IUI

Trước khi tiến hành bất kỳ thủ thuật nào, vợ và chồng cần được thăm khám và làm các xét nghiệm toàn diện để xác định nguyên nhân gây hiếm muộn. Bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe sinh sản của cả hai vợ chồng, bao gồm xét nghiệm tinh dịch đồ (đối với người chồng), siêu âm buồng trứng, kiểm tra nội mạc cung và các xét nghiệm hormone (đối với người vợ). Sau khi có kết quả, bác sĩ sẽ xác định xem liệu nguyên nhân hiếm muộn có thể được giải quyết bằng phương pháp IUI hay không và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Nếu đủ điều kiện, bác sĩ sẽ lên kế hoạch điều trị và thông báo thời gian thực hiện cụ thể.

1. Kích thích buồng trứng

Kích thích buồng trứng là bước quan trọng trong quy trình IUI với mục đích là tạo ra nhiều quả trứng trưởng thành giúp tăng cơ hội thụ thai. Trong trường hợp này bác sĩ có thể sẽ chỉ định một số loại thuốc kích thích buồng trứng bằng dạng tiêm hoặc dạng uống cho từng trường hợp cụ thể. Các loại thuốc phổ biến dùng để kích thích buồng trứng:

  • Gonadotropins (FSH hoặc hMG): Thuốc tiêm có tác dụng giúp kích thích buồng trứng tạo ra nhiều nang trứng.
  • Clomiphene Citrate hoặc Letrozole: Là loại thuốc uống có tác dụng kích thích rụng trứng.

Bệnh nhân sẽ bắt đầu sử dụng thuốc từ ngày 2 hoặc 3 của chu kỳ kinh nguyệt. Trong suốt quá trình kích thích buồng trứng, bác sĩ sẽ theo dõi sự phát triển của nang trứng thông qua siêu âm. Khi nang trứng đạt kích thước cần thiết, bệnh nhân sẽ được tiêm hormone hCG để kích thích rụng trứng. Quy trình làm IUI sẽ được theo dõi chặt chẽ để xác định chính xác thời điểm bơm tinh trùng vào tử cung.

>> Tham khảo: Quan hệ sau ngày rụng trứng có thai không?

2. Chuẩn bị và chọn lọc tinh trùng

Vào ngày thực hiện IUI, người chồng sẽ cần cung cấp mẫu tinh trùng. Tinh trùng được lấy trong vòng 2-3 giờ trước khi thực hiện bơm vào tử cung. Sau khi lấy mẫu, tinh dịch sẽ được xử lý tại phòng thí nghiệm. Quá trình này bao gồm việc lọc và rửa tinh trùng để loại bỏ các tạp chất như tế bào bạch cầu, huyết tương và các mảnh vụn không cần thiết. Tinh trùng sau khi được xử lý sẽ được chọn lọc và chỉ sử dụng những tinh trùng khỏe mạnh nhất để tăng khả năng thụ thai.

>> Tham khảo: Cách tính tuổi thai nhi và ngày dự sinh chính xác nhất

3. Tiến hành bơm tinh trùng vào tử cung

Khi trứng đã rụng và tinh trùng đã được chuẩn bị, bác sĩ sẽ tiến hành thủ thuật bơm tinh trùng vào buồng tử cung của người vợ. Quy trình làm IUI được thực hiện nhanh chóng và chỉ mất khoảng 5 phút để hoàn thành.

Đầu tiên, bác sĩ sẽ sử dụng mỏ vịt để mở rộng âm đạo và quan sát cổ tử cung. Một ống thông mỏng (catheter) chứa tinh trùng đã được lọc rửa sẽ được đưa qua cổ tử cung và bơm vào buồng tử cung. Quá trình này không đau, tuy nhiên bệnh nhân có thể cảm thấy khó chịu nhẹ. Sau khi bơm tinh trùng, bệnh nhân sẽ được nghỉ ngơi khoảng 15-30 phút để cơ thể ổn định.

>> Tham khảo: Các cách thử thai sớm với độ chính xác cao

4. Kiểm tra kết quả thụ thai

Sau khi bơm tinh trùng vào tử cung bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng thuốc bổ sung progesterone. Progesterone giúp tạo ra môi trường thuận lợi cho phôi phát triển sau quá trình thụ thai và hỗ trợ sự hình thành, phát triển của niêm mạc tử cung để phôi có thể làm tổ thành công. Tùy theo chỉ định của bác sĩ mà thuốc progesterone có thể được sử dụng dưới dạng tiêm hoặc dạng viên đặt âm đạo.

Khoảng 12-14 ngày sau khi thực hiện IUI, người vợ cần thử thai bằng cách xét nghiệm máu để kiểm tra mức hCG và xác định xem có thai hay không. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy có thai, bác sĩ sẽ chỉ định siêu âm qua ngã âm đạo sau khoảng 4 tuần để xác định tình trạng và sự phát triển của phôi thai.

>> Tham khảo:

Quy trình thực hiện IUI cơ bản

Quy trình thực hiện IUI cơ bản (Nguồn: Huggies)

Đối tượng nào nên thực hiện phương pháp IUI?

Đối tượng phù hợp làm IUI

Đối với nữ giới:

  • Người bị hiếm muộn mà không xác định được nguyên nhân sau khi thăm khám.
  • Phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung ở mức độ nhẹ nhưng chức năng của tử cung và buồng trứng vẫn hoạt động tốt.
  • Người gặp tình trạng rối loạn rụng trứng như chu kỳ không đều hoặc không rụng trứng nhưng đã điều trị bằng thuốc kích thích trứng.
  • Phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) và đã được hỗ trợ y tế để kích thích trứng rụng.
  • Người có vấn đề ở cổ tử cung như chất nhầy không phù hợp hoặc cổ tử cung cản trở sự di chuyển của tinh trùng.

Đối với nam giới:

  • Tinh trùng có bất thường nhẹ hoặc vừa về số lượng, hình dạng và khả năng di động.
  • Người có chất lượng tinh dịch không đạt chuẩn nhưng vẫn đủ để thực hiện lọc rửa tinh trùng.

>> Tham khảo:

Đối tượng không nên thực hiện

Đối với nữ giới:

  • Phụ nữ bị tắc hoặc tổn thương nghiêm trọng ở cả hai ống dẫn trứng
  • Phụ nữ bị suy buồng trứng sớm hoặc mắc các bệnh lý như ung thư buồng trứng.
  • Phụ nữ lớn tuổi khi buồng trứng đã suy giảm nghiêm trọng.
  • Người mắc lạc nội mạc tử cung ở giai đoạn nặng.

Đối với nam giới:

  • Nam giới không có tinh trùng hoặc tinh trùng bất thường như số lượng rất ít, dị dạng nặng hoặc không di động được.

Phân tích rõ tình trạng của cả vợ và chồng là bước quan trọng để xác định phương pháp hỗ trợ sinh sản phù hợp nhất. Do đó, các cặp vợ chồng cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn kỹ lưỡng trước khi thực hiện.

>> Tham khảo: 7 Dấu hiệu thụ thai không thành công dễ nhận biết và cách khắc phục

Những điều kiện cần thiết để thực hiện thụ tinh nhân tạo

Để thực hiện thụ tinh nhân tạo (IUI), cần đáp ứng một số điều kiện quan trọng nhằm đảm bảo tính hiệu quả của phương pháp:

  • Ống dẫn trứng của người vợ phải có ít nhất một bên hoạt động bình thường.
  • Buồng trứng cần hoạt động tốt, đảm bảo có hiện tượng rụng trứng đều đặn hoặc có thể được kích thích để trứng chín và rụng đúng thời điểm.
  • Tinh trùng của người chồng chỉ bị bất thường ở mức độ nhẹ hoặc vừa.

Nếu người vợ dưới 30 tuổi, cả hai ống dẫn trứng đều thông và chất lượng tinh trùng đạt yêu cầu thì khả năng thụ tinh nhân tạo IUI sẽ cao hơn. Tỷ lệ thành công thường dao động từ 15 đến 20% mỗi chu kỳ.

>> Tham khảo: Dấu hiệu thai ngoài tử cung là gì? Mấy tuần thì biết?

Tỷ lệ thành công của phương pháp IUI

Tỷ lệ thành công của phương pháp IUI phụ thuộc vào các yếu tố sau:

  • Độ tuổi của người phụ nữ: Phụ nữ dưới 30 tuổi có cơ hội thành công cao hơn. Nếu cả hai ống dẫn trứng đều thông và chất lượng tinh trùng tốt thì tỷ lệ thành công có thể dao động từ 15% đến 20%. Tuy nhiên khi phụ nữ bước sang tuổi 35 khả năng thụ thai giảm dần và sau 40 tuổi tỷ lệ thành công càng do chất lượng trứng suy giảm.
  • Chất lượng trứng và tinh trùng: Nếu trứng của phụ nữ khỏe mạnh và tinh trùng có mật độ cũng như khả năng di động tốt thì tỷ lệ thành công sẽ cao. Ngược lại nếu chất lượng trứng hoặc tinh trùng không đạt tiêu chuẩn tỷ lệ thành công sẽ giảm.
  • Thời gian vô sinh: Nếu vợ chồng đã cố gắng thụ thai trong thời gian dài mà không thành công tỷ lệ thành công của IUI sẽ thấp. Phương pháp này thường hiệu quả hơn khi vợ chồng mới gặp vấn đề vô sinh trong khoảng 2 năm. Nếu tình trạng này kéo dài hơn thì khả năng thụ thai sẽ càng giảm.
  • Kinh nghiệm của bác sĩ: Tuy IUI thực hiện không quá phức tạp nhưng các cặp vợ chồng cần được xây dựng một phác đồ điều trị riêng để đạt được hiệu quả tối đa. Do đó, các cặp vợ chồng nên chọn cơ sở y tế uy tín với bác sĩ chuyên môn cao để đảm bảo kết quả như mong muốn.

Tóm lại tỷ lệ thành công của IUI thường dao động từ 15% đến 20%. Tuy nhiên tỷ lệ này có thể thay đổi tùy thuộc vào độ tuổi, chất lượng trứng và tinh trùng cũng như thời gian vô sinh của từng cặp vợ chồng.

>> Tham khảo:

Thụ tinh nhân tạo IUI có rủi ro gì?

Mặc dù IUI là một thủ thuật đơn giản và có nguy cơ biến chứng thấp, nhưng vẫn có một số rủi ro tiềm ẩn như sau:

  • Nhiễm trùng: Dù nguy cơ nhiễm trùng tử cung, vòi trứng và vùng chậu rất thấp, nhưng vẫn có thể xảy ra do vi khuẩn xâm nhập trong quá trình thực hiện thụ tinh. Vì vậy, việc đảm bảo vô trùng và điều trị các viêm nhiễm trước khi làm IUI là rất quan trọng.
  • Hội chứng quá kích buồng trứng (OHSS): Khi sử dụng thuốc kích thích rụng trứng, khoảng 10-20% bệnh nhân có thể gặp phải hội chứng quá kích buồng trứng. Mặc dù phần lớn các trường hợp sẽ hồi phục nhanh chóng, nhưng khoảng 1% có thể phát triển thành dạng nặng và cần nhập viện điều trị.
  • Nguy cơ mang đa thai: Phương pháp IUI không làm tăng nguy cơ đa thai. Tuy nhiên khi kết hợp với thuốc kích thích rụng trứng, nguy cơ mang thai đôi hoặc đa thai có thể tăng lên. Mang đa thai sẽ có nhiều rủi ro hơn so với thai đơn, chẳng hạn như chuyển dạ sớm và sinh non.

Để giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra, việc thăm khám và theo dõi sức khỏe trước và sau khi thực hiện IUI rất quan trọng. Điều này giúp bảo vệ sức khỏe của mẹ và thai nhi, đảm bảo quá trình mang thai diễn ra an toàn và khỏe mạnh.

>> Tham khảo: Làm thế nào để có song thai? 9 cách sinh đôi cực đơn giản

Thai phụ có thể mang đa thai nếu sử dụng phương pháp IUI

Thai phụ có thể mang đa thai nếu sử dụng phương pháp IUI (Nguồn: Sưu tầm)

Câu hỏi thường gặp

Khi nào biết có thai sau khi thực hiện phương pháp IUI?

Sau khoảng 2 tuần kể từ khi hoàn thành IUI, bệnh nhân có thể kiểm tra bằng xét nghiệm máu hoặc thử nước tiểu. Nếu kết quả cho thấy có thai, bác sĩ sẽ hẹn bệnh nhân siêu âm sau 2-3 tuần để xác nhận thai nằm trong tử cung và kiểm tra nhịp tim thai nhi.

>> Tham khảo: Bảng các chỉ số thai nhi theo tuần chuẩn WHO mới nhất

Có thể tự thực hiện bơm tinh trùng vào buồng trứng tại nhà không?

Việc bơm tinh trùng vào buồng tử cung không thể tự thực hiện tại nhà mà phải được thực hiện dưới sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa. Phương pháp này yêu cầu các bước như thăm khám, xét nghiệm, kích thích buồng trứng, và xử lý tinh trùng trước khi tiến hành.

Chi phí thực hiện IUI bao nhiêu?

Chi phí thực hiện phương pháp IUI thường dao động khoảng 15 triệu đồng, tùy thuộc vào từng phác đồ điều trị và mức độ kích thích buồng trứng. Mặc dù hiện nay có nhiều phương pháp hỗ trợ sinh sản khác với tỷ lệ thành công cao hơn, IUI vẫn là lựa chọn hợp lý với chi phí thấp hơn

IUI và IVF khác nhau như thế nào?

IUI và IVF là hai phương pháp hỗ trợ sinh sản khác nhau về quy trình và cách thức thực hiện. Với IUI, quá trình thụ tinh diễn ra trong cơ thể người phụ nữ, tương tự như thụ thai tự nhiên, trong khi phương pháp IVF thực hiện thụ tinh bên ngoài cơ thể và sau đó chuyển phôi vào tử cung.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp câu hỏi IUI là gì? cùng những điều cần lưu ý khi áp dụng phương pháp này. Nếu bạn có thêm bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần ngại tìm hiểu thêm thông tin hữu ích tại chuyên mục Mang thai hoặc gửi câu hỏi về Góc chuyên gia của Huggies để được giải đáp và hỗ trợ trong hành trình mang thai nhé!

>> Tham khảo thêm:

>> Nguồn tham khảo:

Ảnh bác sĩ Bùi Thị Thu Hà

BS. Bùi Thị Thu Hà

Với thâm niên 20 năm trong lĩnh vực sản phụ khoa, 11 năm trong việc tư vấn tiền thai sản, Bs. Bùi Thị Thu Hà hiện là bác sỹ chuyên khoa chăm sóc tiền sản của bệnh viện Từ Dũ TP.HCM và là thành viên trong đội ngũ Chuyên gia HUGGIES® sẽ giải đáp những thắc mắc của Mẹ.

EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;